Bé 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi
Tác giả: Huỳnh Uyên
Đã 5 tháng trôi qua kể từ con yêu chào đời, giờ đây em bé của mẹ đã biết lật, thậm chí lật rất giỏi, đồng thời bé đã bắt đầu tập bò, muốn được bế và vô vàn điều thú vị khác nữa. Để khám phá sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi, cụ thể là trẻ đã làm được những gì, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây!
1. Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi như thế nào?
Đến cột mốc 5 tháng tuổi, trẻ phát triển nhanh hơn về cân nặng và chiều cao. Cụ thể là bé trai nặng 6,0 – 9,3kg, chiều dài 61,7 – 70,1cm; trong khi bé gái nặng 5,4 – 8,8kg, chiều dài 59,6 – 68,5 cm. Đặc biệt, sự phát triển về giác quan cũng là điểm nổi bật ở giai đoạn 5 tháng tuổi. Mặc dù trẻ chưa có thị lực 20/20 nhưng con đã nhìn rõ các vật ở khoảng cách khác nhau. Đồng thời, trẻ có thể phân biệt được màu sắc và bày tỏ yêu thích đối với các màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng.
Về khả năng vận động, trẻ 5 tháng tuổi đã đạt được các mốc phát triển quan trọng và đang tiếp tục phát triển cột mốc mới, cụ thể:
Cột mốc quan trọng đạt được | Cột mốc tiếp tục phát triển |
|
|
Trẻ 5 tháng tuổi đã phát triển tốt hơn về thị giác, như là nhìn rõ đồ vật hoặc phân biệt được màu sắc.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem là tiêu chuẩn quan trọng, giúp bố mẹ đánh giá con đang phát triển như thế nào, liệu có thiếu cân, thừa cân hay chậm tăng trưởng về chiều cao không. Nhờ đó, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc…
2. [Giải đáp] Bé 5 tháng tuổi biết làm gì?
Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi là khác nhau nên bố mẹ có thể khó xác định trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì. Mặc dù vậy, mỗi đứa trẻ đều có cột mốc phát triển chung về thể chất, nhận thức, cảm xúc và ngôn ngữ. Cụ thể:
2.1. Phát triển thể chất
Ở cột mốc 5 tháng tuổi, sự phát triển về thể chất của trẻ được ghi nhận như sau:
- Trẻ 5 tháng tuổi đã có thể ngồi thẳng lưng, nếu được bố mẹ trợ giúp.
- Trẻ bắt đầu tập lăn. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang sẵn sàng cho bước đi đầu tiên.
- Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Khả năng cầm – nắm của trẻ ngày càng linh hoạt khi trẻ có thể tự cầm bình sữa, cốc uống nước bằng hai tay.
- Trẻ có thể nâng ngực khỏi mặt sàn bằng tay khi được nằm úp. Ngoài ra, trẻ cũng nhoài người, xòe ngón tay để nắm và kéo đồ vật trước mặt lại gần hơn.
2.2. Phát triển nhận thức
Ở khía cạnh nhận thức, trẻ 5 tháng tuổi có một số thay đổi nhất định, điển hình như:
- Trẻ đã biết theo dõi vật thể chuyển động và người đi qua lại trước mặt.
- Trẻ 5 tháng tuổi rất thích chơi trò “ú òa” với bố mẹ.
- Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ có thể bắt chước cử động của người khác.
- Trẻ dễ bị phân tâm bởi một món đồ chơi mới.
- Trẻ đã biết phản đối khi người khác lấy đi đồ chơi hoặc làm trẻ không hài lòng.
Trẻ 5 tháng tuổi rất thích chơi ú òa cùng với bố mẹ.
2.3. Bé 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển về cảm xúc
Ở giai đoạn này, mặc dù bé vẫn chưa nói được nhưng bố mẹ có thể đoán được bé muốn gì, thông qua cách thể hiện cảm xúc. Cụ thể:
- Bé 5 tháng tuổi biết cười đáp lại nếu bạn chơi đùa với con hoặc phát ra âm thanh vui nhộn.
- Bé có thể sợ hãi và khóc lóc nếu bố mẹ lớn tiếng hoặc tỏ ra vui vẻ và bình tĩnh khi bạn nói chuyện bằng giọng nhẹ nhàng.
- Nếu bạn cho bé soi gương, con tỏ ra thích thú và tò mò khi tự ngắm bản thân trong gương.
- Bé 5 tháng tuổi thích ở bên bố mẹ và những người thân khác trong gia đình.
- Hạnh phúc là cảm xúc chính của em bé 5 tháng tuổi.
2.4. Phát triển kỹ năng giao tiếp
Bé 5 tháng tuổi biết làm gì? Ngoài khía cạnh thể chất, nhận thức và cảm xúc thì em bé 5 tháng tuổi đã phát triển tốt hơn về kỹ năng giao tiếp.
- Ở giai đoạn này, em bé của bạn đã biết nói bập bẹ, bắt đầu ghép phụ âm và nguyên âm với nhau, chẳng hạn như baba, mama.
- Nếu bạn nói chuyện, bé có thể phản ứng bằng cách mấp máy miệng, lưỡi để tạo ra âm thanh.
- Bé đã biết đáp lại khi nghe ai đó gọi tên, bằng cách quay đầu về nơi phát ra tiếng nói.
- Để biểu thị cảm xúc, em bé 5 tháng tuổi có thể thay đổi âm vực trong giọng nói. Ví dụ như khóc và hét nếu không hài lòng; cười to nếu cảm thấy vui vẻ.
3. Cách chăm sóc cho trẻ 5 tháng tuổi để con khỏe mạnh
Không chỉ tìm hiểu sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi, bố mẹ cũng phải nắm rõ cách chăm sóc khoa học, để con yêu được khỏe mạnh khôn lớn:
3.1. Dinh dưỡng cho trẻ 5 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ sự phát triển tối ưu của trẻ. Vì vậy, mẹ nên lưu ý cho con bú 5 – 6 cữ một ngày (tương đương 90 – 120 ml sữa), để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Trường hợp không có sữa mẹ thì sữa công thức là giải pháp thay thế phù hợp. Khi lựa chọn sữa tốt cho trẻ sơ sinh, nên ưu tiên sản phẩm có vị sữa thanh nhạt tự nhiên, cấu trúc thành phần giống như sữa mẹ, để trẻ dễ dàng làm quen, hấp thu tốt và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Sữa công thức nào giống sữa mẹ nhất là câu hỏi được phụ huynh quan tâm hiện nay. Theo đó, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu đời, nhưng đối với trường hợp mẹ không đủ sữa nuôi con thì lúc này, sữa…
3.2. Chăm sóc giấc ngủ của con
Trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Ở giai đoạn này, bố mẹ nên cho con ngủ 10 tiếng mỗi đêm và 5 tiếng vào ban ngày ( hai hoặc ba giấc ngủ trưa). Như vậy, tổng thời gian ngủ trung bình là 15 tiếng. Để làm được điều này, bạn nên thiết lập giờ đi ngủ cố định cho con; đồng thời sắp xếp không gian ngủ phù hợp với ánh sáng mờ, nhiệt độ mát mẻ và ít tiếng động, giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Hãy chuẩn bị không gian ngủ mát mẻ, ít ánh sáng và tiếng ồn để trẻ được ngủ ngon, sâu giấc hơn.
3.3. Tiêm chủng cho trẻ
Để đảm bảo sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi, bố mẹ cần lưu ý đưa con đi tiêm phòng định kỳ. Theo chương trình tiêm chủng quốc gia thì giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ phải được tiêm một liều phòng bại liệt (nếu 2-3-4 tháng tuổi đã tiêm vắc xin 5 trong 1).
3.4. Giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà
Ở giai đoạn 5 tháng tuổi, trẻ có thể tò mò, hiếu động và khám phá mọi thứ bằng cách bò xung quanh nhà. Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nên che chắn ổ cắm điện, đặt vật sắc nhọn và hóa chất nguy hiểm khỏi tầm với của trẻ.
4. Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi: Khi nào bố mẹ nên lo lắng?
Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu như trẻ có bất kỳ biểu hiện sau đây:
- Không phản ứng với âm thanh, tiếng gọi của bố mẹ.
- Khả năng kiểm soát tay và cầm – nắm kém.
- Trẻ không nhận ra bố mẹ.
- Trẻ chỉ hoạt động bằng một tay.
- Quấy khóc thường xuyên vào ban đêm hoặc không cười.
- Trẻ im lặng, ít bập bẹ ở độ tuổi tập nói.
Mẹo giúp trẻ 5 tháng tuổi đạt được cột mốc phát triển quan trọng
|
Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì. Nhìn chung, sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi là khác nhau nên bố mẹ phải quan sát, theo dõi trẻ thường xuyên để nhận biết dấu hiệu bất thường, từ đó đưa con đi khám với bác sĩ sớm.