Trẻ suy dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả
Tác giả: Huỳnh Uyên
Trẻ suy dinh dưỡng là hiện tượng trẻ bị thấp còi, gầy còm, nhẹ cân. Theo UNICEF-WHO, trên toàn cầu có hơn 144 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi, suy dinh dưỡng. Đây là một hiện tượng vô cùng phổ biến ở trẻ em. Vậy phụ huynh nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng này ở con yêu mình? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
1. Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?
Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ bị thiếu hụt, mất cân bằng trong năng lượng và dinh dưỡng. Thuật ngữ này bao gồm 2 hiện tượng chính đó là:
- Thiếu dinh dưỡng: Trẻ còi cọc (chiều cao thấp hơn so với tuổi), gầy còm (cân nặng thấp hơn so với chiều cao), nhẹ cân và thiếu chất dinh dưỡng.
- Thừa cân: Trẻ bị béo phì, có nguy cơ mắc một số căn bệnh liên quan đến chế độ ăn uống như bệnh tim, tiểu đường, ung thư và đột quỵ.
2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ suy dinh dưỡng
Các triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em bao gồm:
2.1. Trẻ phát triển chậm
Dấu hiệu thường gặp là trẻ bị đứng cân hoặc sụt cân
Trẻ có thể chậm phát triển về chiều cao hoặc cân nặng. Một số trẻ bị đứng cân, hay thậm chí là sụt cân. Đây được xem là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị suy dinh dưỡng.
Dưới đây là bảng phát triển cân nặng và chiều cao bình thường của trẻ. Nếu phụ huynh nhận thấy sự phát triển của trẻ có sự khác biệt rõ rệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu pháp điều trị:
BẢNG PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG VÀ CHIỀU CAO CỦA TRẺ
THÁNG | CÂN NẶNG | CHIỀU CAO |
3 tháng đầu | tăng 1 – 2kg/tháng | tăng 3cm/tháng |
3 tháng tiếp theo | tăng 0.5 – 0.6kg/tháng | tăng 2 – 2.5cm/tháng |
6 tháng tiếp theo | tăng 0.3 – 0.4kg/tháng | 7-9 tháng: tăng 2cm/tháng
|
Đến lúc 1 tuổi | Trẻ năng gấp 3 lần lúc mới sinh | Tăng 1-1.5cm/tháng
|
2.2. Trẻ khó chịu, quấy khóc
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường đi kèm với những biểu hiện khó chịu, uể oải. Cơ bắp bị hao mòn và thiếu sức mạnh. Trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể bắt gặp trẻ thường xuyên lo lắng, mức tập trung thấp.
2.3. Da khô
Khi bị suy dinh dưỡng, da của trẻ sẽ bị khô, bong tróc, tóc xỉn màu (có màu như rơm rạ). Hơn nữa, về lâu dài trẻ sẽ bị rụng tóc.
2.4. Phần bụng và chân bị sưng
Phần bụng của trẻ phình to vì các cơ vùng bụng bị thiếu sức. Điều này làm cho các chất trong ổ bụng bị phình, làm cho bụng trẻ to ra. Chân sưng tấy, phù nề. Lý giải cho hiện tượng này đó là do trẻ đã thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng. Hai triệu chứng này chỉ bắt gặp ở trẻ suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng
- Thiếu thức ăn: Tình trạng này thường xảy ra ở những đứa trẻ sống trong các hộ có thu nhập thấp hoặc vô gia cư.
- Trẻ có vấn đề về răng miệng: Trẻ bị đau răng, trong miệng xuất hiện vết loét mắc chứng khó nuốt cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
- Chán ăn: Những nguyên nhân khiến trẻ chán ăn bao gồm ung thư, khối u, bệnh trầm cảm, bệnh gan hoặc thận…
- Chế độ ăn uống không khoa học: Một số phụ huynh bị hạn chế về kiến thức dinh dưỡng nên cho trẻ ăn uống không hợp lý, không đủ dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất.
- Trẻ bị bệnh tiêu hoá: Chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh viêm đường ruột (Crohn) hoặc hội chứng kém hấp thu cũng gặp khó khăn trong việc tiêu hoá các dưỡng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Trẻ bị tiêu chảy, buồn nôn dai dẳng.
- Một số loại thuốc mà trẻ sử dụng có thể thay đổi khả năng hấp thụ và phân huỷ chất dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, nếu dùng những loại thuốc này trong thời gian dài có làm làm trẻ suy dinh dưỡng.
4. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng?
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ khi chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề sau:
4.1. Đảm bảo trẻ được “ăn chín, uống sôi”
Trước khi nấu nướng, chế biến thức ăn cho trẻ, phụ huynh nên đảm bảo vật dụng chứa thức ăn được sạch sẽ. Đồng thời, hãy vệ sinh không gian bếp núc của mình. Không nên để trẻ ăn ở những nơi nhiều bụi bẩn, côn trùng vì đây là môi trường lý tưởng của các vi khuẩn có hại, gây tiêu chảy, ngộ độc.
Thị trường hiện nay có quá nhiều dụng cụ ăn dặm cùng với kiểu dáng và chất liệu đa dạng, gây nhiều khó khăn cho những phụ huynh, đặc biệt là bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn đang dự định mua cho bé yêu nhà mình một…
4.2. Vệ sinh cá nhân cho trẻ
Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho bé, tập cho bé thói quen vệ sinh cá nhân của mình. Chẳng hạn, phụ huynh có thể luyện cho con thói quen đánh răng trước khi ngủ, không được mút tay hay đưa đồ chơi lên miệng.
4.3. Không nên bắt ép trẻ ăn
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường xuất hiện tình trạng chán ăn. Song, phụ huynh không nên vì thế mà ép buộc trẻ ăn. Thay vào đó, hãy luôn khích lệ, động viên, tạo cảm giác thoải mái trong bữa ăn cho trẻ.
4.4. Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng sẽ có sự thay đổi so với thông thường. Trong đó, phụ huynh cần chủ động bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất.
Cha mẹ nên bổ sung nhiều dưỡng chất vào chế độ ăn của con
Protein: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ sẽ cần lượng protein cao hơn. Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua hoặc dùng protein có nguồn gốc thực vật như đậu, lạc, vừng…
Dầu mỡ: Trong dầu mỡ sỡ hữu bột và chất đạm. Do đó, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, hãy bổ sung thêm dầu mỡ trong bữa ăn cho trẻ.
Sử dụng những lợi khuẩn: Để thúc đẩy quá trình tiêu hoá của trẻ tốt hơn, mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại vitamin, acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Các lợi khuẩn này đóng vai trò ức chế hoạt động của những hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này không chỉ cải thiện hệ tiêu hoá mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng.
5. Ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Các chuyên gia khuyến nghị chế độ ăn để ngăn ngừa tình trạng trẻ suy dinh dưỡng bao gồm:
- Bánh mì, gạo, khoai tây và những thực phẩm giàu tinh bột khác: Cung cấp năng lượng cho trẻ trong suốt ngày dài.
- Sữa và những thực phẩm từ sữa: Nguồn dồi dào chất béo và đường đơn quan trọng như lactose, khoáng chất.
- Trái cây, hoa quả: Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng, nâng cao sức khoẻ tiêu hoá.
- Thịt, cá, trứng, đậu: Xây dựng cấu trúc cơ của trẻ, nâng cao thể trạng.
6. Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì?
“Loại sữa nào thích hợp cho trẻ bị suy dinh dưỡng?” là thắc mắc hàng đầu của rất nhiều phụ huynh khi con yêu gặp tình trạng này. Sau đây là TOP 3 sản phẩm mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua khi trẻ chán ăn, chậm lớn:
Sữa Hoàng Gia Úc Royal Ausnz
Sữa Hoàng Gia Úc Royal Ausnz được sản xuất với công thức dinh dưỡng hoàn hảo
Royal Australian Milk Royal AUSNZ là thương hiệu của GOTOP được sản xuất tại Úc.Hiện tại, ngoài mạng lưới phân phối và bán hàng trên toàn nước Úc, GOTOP, đặc biệt là Sữa Royal Milk AUSNZ đã được bán rộng rãi tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả thị trường Mỹ và Châu Âu.
Sữa có chứa lactoferrin có khả năng ngăn chặn virus và điều hòa miễn dịch, được gọi là “hàng rào” đầu tiên, có thể bảo vệ sức khỏe của trẻ, duy trì sự ổn định của hệ đường ruột, cải thiện chức năng dạ dày. Ngoài ra, sự kết hợp không thể thiếu của các khoáng chất quan trọng (bao gồm sắt + canxi + kẽm) có thể ngăn ngừa trẻ khỏi nguy cơ thiếu máu, giúp xương chắc khỏe và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Từ đó, giúp trẻ tăng cân tốt hơn.
Sữa Royal Ausnz Premium Gold 1 được sản xuất theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và các chất thiết yếu dành cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi. Với nguồn nguyên liệu tốt nhất của Úc, sữa Royal Ausnz Premium…
Sữa Pediasure
Pediasure là dòng sữa tăng cân đang được ưa chuộng tại Việt Nam
Đến từ thương hiệu Abbott Hoa Kỳ, sữa Pediasure chứa 28 loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Các thành phần quan trọng trong sữa như protein, carbohydrate, sắt, kẽm, chất béo thực vật, Omega 6 và 3 (AA và DHA), choline, taurine giúp phát triển thể chất và trí não, prebiotics, FOS (fructose) -thấp Glycans) và men vi sinh (lactobacillus và bifidobacteria) giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Sữa Friso Gold Pedia
Friso Gold Pedia là dòng sữa hoàn hảo cho trẻ chậm tăng cân, biếng ăn
Sữa Friso Gold Pedia có tỷ lệ cân đối giữa các dưỡng chất đạm (protein) -fat-tinh bột (carbohydrate): chất béo tăng, đường tinh bột giảm. Do đó, trẻ sơ sinh có thể phát triển tốt dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Sữa bột Friso Gold Pedia giàu dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin A, C, D, E, B1, B2, iốt,…, đặc biệt là thành phần vitamin B1 và vitamin B2 giúp hỗ trợ tiêu hóa. Món ăn kích thích sự thèm ăn và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh giải đáp được thắc mắc nên làm gì khi trẻ suy dinh dưỡng? Tuy nhiên, nếu phụ huynh đã áp dụng những biện pháp tại nhà mà trẻ vẫn không tăng cân, hãy chủ động đến trung tâm y tế uy tín để trẻ được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/goi-y-thuc-pham-bo-sung-vi-chat-dinh-duong-cho-tre