Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ, sặc
Tác giả: Hồng Thủy
Cho trẻ bú bình đúng cách sẽ giúp trẻ tiếp nhận nguồn sữa dễ dàng mà không bị sặc hoặc nôn trớ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tư thế cho bé bú bình đúng như thế nào. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ đúng chuẩn nhé!
1.Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú bình khi nào?
Mẹ không nên cho bé ti bình trước 4 tuần tuổi. Vì cho trẻ bình quá sớm sẽ làm bé bỏ ti mẹ. Điều này làm mẹ có nguy cơ mất sữa hoặc làm trẻ có khớp ngậm không đúng dẫn đến mẹ bị đau rát đầu ti hoặc nứt đầu ti.
Từ 1 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập làm quen với việc bú bình
2.Thế nào là tư thế cho bé bú bình đúng cách?
Các mẹ có thể lựa chọn tư thế cho trẻ bú bình khác nhau, miễn sao cảm thấy thoải mái nhưng cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Phần đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
- Mẹ bế bé trong lòng theo tư thế dốc và để phần đầu của con cao hơn phần thân.
- Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
- Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú.
- Với trẻ sơ sinh, bên cạnh việc đỡ đầu, mẹ cũng cần phải đỡ mông.
3.Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc, trớ
Dưới đây là cách tập cho trẻ bú bình đúng và an toàn mà mẹ có thể tham khảo:
3.1 Cho trẻ bú đúng tư thế
Trẻ bú bình đúng tư thế sẽ giúp con uống sữa thoải mái và thuận lợi hơn. Khi cho con bú bình, mẹ nên ôm trẻ tương tự như khi bú mẹ như bế bé với cánh tay thuận, tư thế ôm nôi chéo, tư thế bóng bầu dục,…
Chẳng hạn như, với tư thế cho trẻ bú bình với cánh tay thuận, mẹ thực hiện các bước sau:
- Mẹ ngồi thẳng lưng, ôm trẻ theo hướng nằm nghiêng, đầu và cổ của con dọc theo cẳng tay của mẹ đồng thời áp sát cơ thể bé vào bụng mẹ.
- Điều chỉnh tư thế của trẻ sao cho đầu và thân trẻ nằm trên cùng đường thẳng.
- Mẹ dùng tay còn lại cầm bình sữa, chạm nhẹ núm bình vào môi trẻ, và để con tự ngậm bắt núm bình để bú.
Lựa chọn tư thế cho bé bú đúng cách giúp con bú mẹ dễ dàng, cũng như hạn chế tình trạng sặc, nôn trớ. Bài viết sau đây gợi ý 11 tư thế bế bé bú đúng cách, mẹ cùng tham khảo để có thêm kiến thức nuôi con bổ…
3.2 Cho bé bú bình theo nhịp
Đây là cách cho trẻ sơ sinh bú bình hạn chế việc con bị sặc bởi khi bú chậm rãi, theo nhịp, sữa sẽ chảy đều và nhẹ nhàng giúp con bú dễ dàng hơn. Mẹ có thể tập cho bé bú bình theo nhịp bằng cách dùng núm vú chảy chậm, đặt bình sữa nằm ngang và đổi bên cho trẻ bú (từ phải sang trái) như khi bú ti.
3.3 Giữ bình sữa cho bé và theo dõi con bú
Trẻ nhỏ chưa thể tự cầm bình sữa và điều chỉnh lượng sữa chảy xuống trong mỗi cữ bú. Vì vậy, cha mẹ nên vừa giữ bình sữa, vừa theo dõi lượng sữa trong bình để sữa chảy ra vừa phải, giúp trẻ không bị sặc khi bú.
3.4 Cho bé bú theo nhu cầu
Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu bú sữa và khả năng hấp thu dinh dưỡng khác nhau, vì thế các mẹ không nên ép bú khi trẻ không muốn (hoặc con đã no). Nếu trẻ không muốn bú bình, mẹ đừng nản mà hãy cho trẻ tập cách bú bình từ từ mỗi ngày.
3.5 Chọn núm vú bình sữa mềm, phù hợp
Bé đã quen với việc bú bầu sữa mẹ mềm mại, ấm nóng vì thế khi mẹ quyết định tìm cách cho bé bú bình thì nên lựa chọn kỹ núm vú bình sữa. Bé bú bình sẽ có sự cử động lưỡi và miệng nên việc con núm bình sữa mềm sẽ giúp con có thể dần làm quen với bú bình.
3.6 Nhờ một người khác cho bé bú
Đây là một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú bình mẹ có thể tham khảo. Thay vì trực tiếp tập cho cho trẻ bú bình những lần đầu tiên, thì mẹ nên nhờ bố hoặc ông bà tập bú bình cho bé nhằm hạn chế việc bé đòi bú mẹ, đặc biệt là nhìn thấy bầu ngực mẹ vì như vậy trẻ sẽ không chịu bú sữa bình.
3.7 Cho sữa mẹ vào bình để cho trẻ bú
Việc phải đột ngột thay đổi mùi vị sữa và ti mẹ khiến trẻ sẽ cảm thấy khó chịu. Vì vậy, để bé có thể thích nghi từ từ với việc bú bình, mẹ nên vắt sữa mẹ vào trong bình để cho trẻ tập bú đồng thời không lãng phí sữa mẹ, và giúp mẹ đỡ khó chịu hơn khi bị trướng sữa.
Các mẹ có thể vắt (hút) sữa cho trẻ bú từ đó có thể giúp con tập bú bình dễ dàng hơn
3.8 Kiên nhẫn, không gây căng thẳng khi trẻ tập bú bình
Trong thời gian thay đổi cách bú sữa, trẻ cần thời gian để làm quen, vì vậy cha mẹ cần phải kiên nhẫn và kiên trì mỗi ngày giúp con thích ứng dần với việc bú bình. Phụ huynh và gia đình nên tránh việc nổi giận, ép buộc khiến con căng thẳng, sợ bú sữa bình.
3.9 Chọn loại sữa có thành phần dễ tiêu, vị tự nhiên
Chọn sữa công thức có vị sữa thanh nhạt, quen thuộc giúp trẻ dễ tiếp nhận sữa và bú sữa ngon miệng. Nhưng song song, mẹ cũng đừng quên chọn sữa êm dịu với hệ tiêu hóa của bé nhé!
Hiện nay, bộ đôi a Friso Gold và Friso Gold Pro đang được nhiều mẹ tin chọn cho bé yêu. Không chỉ giúp bé dễ làm quen nhờ hương vị sữa thanh nhạt tự nhiên bởi công thức không chứa đường sucrose mà Friso Gold và Friso Gold Pro còn đánh giá cao bởi:
- Friso Gold: Sữa giúp bé dễ tiêu, đi phân đều mỗi ngày, hạn chế táo bón nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt chỉ một lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ. Không chỉ vậy, uống sữa trẻ còn êm bụng êm giấc nhờ cấu trúc đạm sữa dễ tiêu, hạn chế gây chướng bụng.
- Friso Gold Pro: Sản phẩm kế thừa toàn bộ các ưu điểm từ Friso Gold, đặc biệt hỗ trợ tăng cường sức đề kháng đường ruột nhờ bổ sung hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMO, Probiotics và GOS. Hệ dưỡng chất này giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn, qua đó giúp bé khỏe mạnh từ bên trong.
Sữa Friso Gold Pro với công thức cải tiến vượt trội, vừa êm dịu với hệ tiêu hóa vừa giúp trẻ tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
4.Mẹ nên làm gì khi trẻ không chịu bú bình?
Khi trẻ không chịu bú bình, mẹ có thể vận dụng các phương pháp như:
- Thử đổi tư thế cho bé bú: Bé có thể đang có tư thế bú chưa đúng khiến con khó chịu và không muốn bú bình. Vì vậy, gia đình cần bế bé lên, áp sát bé vào lòng như bé bú mẹ và bắt đầu cho con bú.
- Giúp con thư giãn trước khi tập bú: Gia đình có thể vui đùa cùng trẻ khoảng vài phút trước khi cho con bú sữa. Việc có một tâm lý thoải mái sẽ giúp con dễ tiếp nhận một điều gì đó mới hơn.
- Sử dụng núm vú khác: Nếu mẹ chọn lại núm vú quá dày, kích thước không phù hợp với trẻ sẽ làm cho con bú không được nhiều. Vậy nên, mẹ nên mua núm mềm, dai và vừa vặn với kích thước miệng của trẻ để con bú sữa dễ dàng hơn.
- Thử cho con uống sữa bằng cốc hoặc thìa nhỏ: Việc đổi mới cách cho trẻ sơ sinh bú bình sẽ giúp con cảm thấy mới lạ và thích thú. Ngoài ra, cách này còn sẽ giúp con dần làm quen với loại sữa mới.
- Để trẻ tự mở miệng tiếp xúc với núm vú bình sữa: Gia đình không nên cố gắng nhét núm sữa vào miệng bé, mà nên để núm bình sữa chạm nhẹ vào môi bé để con tự hé môi ra và tiếp xúc với núm bình giúp tránh làm trẻ bị sặc.
- Cha mẹ nên kiên trì và bình tĩnh đồng hành cùng con: Nếu phụ huynh đã áp dụng hết tất cả các cách trên nhưng trẻ vẫn không chịu bú bình, thì cũng đừng vội nản lòng mà hãy tạm thời ngừng “luyện tập” một thời gian và bắt đầu lại với những bước đầu tiên.
- Cho bé chơi đùa và làm quen với bình sữa: Điều này giúp bé dần chấp nhận một món đồ mới nhanh hơn.
Tạo không khí vui vẻ là một trong những yếu tố quan trọng khi tập bé bú bình
5.Một số lưu ý khi mẹ tập cho bé bú bình
Dưới đây là một vài lưu ý cha mẹ cần nắm khi bắt đầu áp dụng cách cho trẻ sơ sinh bú bình.
- Phụ huynh luôn làm ấm sữa trước khi cho con bú.
- Theo dõi tốc độ chảy của sữa để tránh con bị sặc.
- Không cho trẻ bú trên giường sẽ có thể khiến trẻ dễ bị sặc hoặc nghẹt thở.
- Mẹ nên chọn núm vú chảy chậm và phù hợp với tháng tuổi của con.
- Mẹ nên tiệt trùng bình sữa trước khi cho trẻ bú và đổ đi sữa thừa trong mỗi lần bú của trẻ để tránh tình trạng trẻ có thể bị đau bụng.
- Người cho trẻ bú luôn giữ núm vú đầy sữa trong khi trẻ đang bú nhằm hạn chế việc con bú phải không khí trong quá trình bú gây nôn trớ.
- Vỗ nhẹ lưng cho bé để con ợ hơi sau khi bú xong.
6.Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa khi bú bình
Tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm đối với con, vì vậy cha mẹ nên cha mẹ nên bỏ túi cho mình những cách xử lý sau:
- Phụ huynh nhanh chóng cho bé ngồi thẳng dậy, vỗ nhẹ lưng bé để con ho và phun sữa ra ngoài.
- Nếu trẻ có tình trạng khó thở, da tím tái thì gia đình cần sơ cứu bằng cách hút sữa từ mũi và miệng của trẻ ra ngay lập tức.
- Nếu tình trạng khó thở vẫn tiếp diễn, thì cha mẹ nên gọi xe cấp cứu. Trong thời gian đó, cha mẹ hãy đặt bé nằm sấp lên cánh tay và vỗ nhẹ vào lưng con 5 cái. Sau đó, lật trẻ lại xem con đã hết khó thở chưa.
- Ngoài ra, nếu trẻ vẫn chưa hết khó thở, cha mẹ hãy để bé nằm ngửa và ấn nhẹ vào ngực trẻ 5 cái.
Trên đây là những hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình mà cha mẹ nên biết. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp cha mẹ cho bé bú bình thành công nhé.