5 cách bổ sung đạm cho bé, giúp bé khoẻ, mẹ thêm vui

Tác giả: Trần Thục

Vì chất đạm giúp trẻ tăng cân khoẻ mạnh, phát triển tốt về thể chất, nên những cách bổ sung đạm cho bé tốt nhất là chủ đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy cùng “bỏ túi” 5 phương pháp đơn giản để cung cấp lượng đạm thiết yếu mỗi ngày.

1. Chất đạm là gì?

Đạm, hay còn gọi là Protein, là một chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Khi chất đạm được phân hủy trong cơ thể, nó sẽ giúp cung cấp năng lượng cho khối lượng cơ bắp, tăng cường quá trình trao đổi chất.

cách bổ sung đạm cho trẻ

Chất đạm thường được tìm thấy trong các loại thịt, cá, trứng và sữa

Điểm danh thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ

Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…

2. Vì sao bé cần được bổ sung đạm?

Chất đạm là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của trẻ. Trong quá trình phát triển, nhu cầu đạm của trẻ tăng cao đáng kể so với người trưởng thành. Tất cả sự phát triển và tăng trưởng này đòi hỏi một lượng chất dinh dưỡng cao để hoàn thành. 

Protein cung cấp cho cơ thể trẻ năng lượng để hỗ trợ sự tăng trưởng, phát triển và duy trì cơ, xương, các cơ quan và tất cả các tế bào cơ thể. Bên cạnh đó, đạm rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và não bộ đang phát triển. 

Khi trẻ lớn hơn, tốc độ tăng trưởng chậm lại và nhu cầu về chất đạm trên mỗi ký thấp hơn. Tuy nhiên, chất đạm vẫn rất cần thiết trong suốt những năm tháng phát triển của trẻ.

3. Nhu cầu bổ sung đạm của bé là bao nhiêu?

Nhu cầu về chất đạm thay đổi theo độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất. Sau đây là hàm lượng chất đạm mà trẻ cần trong một ngày được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị:

  • Trẻ 2-3 tuổi: 13 gram
  • Trẻ 4-8 tuổi: 19 gram
  • Trẻ 9-13 tuổi: 34 gram
  • 14-18 tuổi: 52 gram với bé trai và 46 gram với bé gái.

cách tăng cường đạm cho bé

Nhu cầu chất đạm của trẻ từ khi mới sinh đến khi trưởng thành

Một phần thịt hoặc cá có kích thước bằng lòng bàn tay tương đương với khoảng 20 gram chất đạm. Đây là một cách đơn giản để phụ huynh có thể ước tính lượng đạm mà bé đang tiêu thụ trong bữa ăn. 

3. 5 cách bổ sung đạm cho bé khoa học nhất ngay tại nhà

Có thể thấy, đạm là một thành phần quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sau đây là 5 nguồn cung cấp đạm cho bé hiệu quả nhất mà phụ huynh có thể tận dụng ngay tại nhà:

3.1 Đạm từ thực vật 

bổ sung đạm đúng cách cho trẻ

Nguồn chất đạm từ thực vật là một trong những lựa chọn lành mạnh nhất cho trẻ em

Protein có nguồn gốc từ thực vật là một giải pháp lành tính cho bé. Cha mẹ có thể bắt đầu đưa các nguồn chất đạm từ thực vật này vào chế độ ăn của con bạn. Chẳng hạn đậu, bơ hạt, các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân, quả hồ trăn và quả óc chó là những nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời.

3.2 Đạm từ hải sản

Mặc dù hải sản không phải là món ăn khoái khẩu với một số trẻ, song đây là nguồn chất đạm vô cùng tuyệt vời. Một số loại hải sản phù hợp cho bé có thể kể đến như cá rô phi hoặc cá ngừ. Những loại cá này có thịt mềm, hỗ trợ bé ăn ngon miệng hơn. 

TOP 7 thực phẩm bổ sung đạm cho bé phát triển toàn diện nhất

Bổ sung đạm cho bé đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần được cung cấp nhiều protein trong chế độ ăn hơn. Dưới đây là 7 thực phẩm giàu đạm mà phụ huynh…

3.3 Đạm từ thịt nạc

bổ sung đạm cho bé hiệu quả

Cách bổ sung đạm cho bé bằng thịt nạc được nhiều phụ huynh ứng dụng

Thịt nạc là một trong những nguồn chất đạm phổ biến nhất cho trẻ em. Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh nên chọn các nguồn thịt nạc có ít chất béo bão hòa và hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò hoặc thịt lợn.

3.4 Đạm từ sữa

Các loại thực phẩm từ sữa như sữa công thức, sữa bò, sữa chua, pho mát không chỉ chứa chất đạm mà còn chứa canxi, giúp giữ cho xương của con bạn chắc khỏe. Theo các chuyên gia,  1 cốc sữa chứa 8 gam chất đạm, 1 cốc sữa chua cung cấp khoảng 13 gam. Phô mai cũng là một trong những cách bổ sung đạm cho bé được ưa chuộng.

3.5 Đạm từ trứng

cách bổ sung đạm cho bé

Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao

Trứng là nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời cho trẻ em vì chúng chứa chất đạm hoàn chỉnh, chất lượng cao và rất dễ nhai cho trẻ nhỏ. Một quả trứng lớn chứa khoảng 6 gam chất đạm. Trẻ bị dị ứng trứng nên tránh ăn trứng. Tuy nhiên, theo bác sĩ nhi khoa hầu hết trẻ em hết dị ứng trứng khi trẻ được 5 tuổi.

4. Bé bổ sung nhiều đạm có tốt không?

Bên cạnh việc tìm hiểu cách bổ sung đạm cho bé, không ít phụ huynh băn khoăn liệu trẻ được cung cấp quá nhiều đạm có tốt cho sức khoẻ hay không.

Việc cung cấp cho trẻ quá nhiều chất đạm, đặc biệt là từ các thực phẩm chức năng, có thể gây ra các tác dụng ngược, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của trẻ. Chẳng hạn:

  • Tăng cân: Lượng chất đạm dư thừa có nghĩa là lượng calo dư thừa. Nếu một đứa trẻ không thể đốt cháy calo, cơ thể sẽ lưu trữ chứng dưới dạng chất béo.
  • Tổn thương cơ quan: Lượng chất đạm cao có thể gây ra sỏi thận và khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc các chất thải ra ngoài.
  • Suy giảm chức năng gan: Quá trình xử lý chất đạm cũng tạo ra nitơ trong gan. Hàm lượng nitơ cao khiến cơ thể khó xử lý chất thải và độc tố hơn.

5. Giải đáp những thắc mắc trong cách bổ sung đạm cho bé

Trẻ không được bổ sung đủ chất đạm có nguy hiểm không?

Thiếu chất đạm nghiêm trọng có thể làm cơ thể sưng phù, gan nhiễm mỡ, thoái hóa da, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng và trẻ còi cọc chậm lớn.

Làm thế nào để nhận biết trẻ được bổ sung đủ chất đạm?

Nếu không có đủ chất đạm trong chế độ ăn uống, con bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: mệt mỏi, thiếu tập trung, chậm phát triển, giảm khả năng miễn dịch.

Trẻ trên 10 tuổi uống sữa lắc chất đạm được không?

Trừ khi một đứa trẻ đang hấp thụ lượng chất đạm quá cao, bản thân đồ uống chất đạm không có khả năng gây hại. Tuy nhiên, nếu những đồ uống và thức uống này được sử dụng để thay thế các bữa ăn thông thường, trẻ có thể bị thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng mà chúng có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm khác.

Trên đây là một số thông tin về cách bổ sung đạm cho bé ngay tại nhà. Hãy luôn đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ lượng đạm để trẻ được tăng cường sức đề kháng, phát triển một cách toàn diện.

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/cach-bo-sung-dam-theo-do-tuoi-giup-tre-phat-trien-khoe-manh-dat-chuan

Xem thêm