Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? 7 điều mẹ cần phải biết
Tác giả: Huỳnh Uyên
Không ít bố mẹ có con nhỏ lần đầu tiên trải qua tình trạng nổi nhiệt (loét) miệng đều bối rối, lo lắng không biết bé bị nhiệt miệng phải làm sao. Về cơ bản, các vết nhiệt miệng thường gây cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi bé nhai thức ăn, nói chuyện hay cử động miệng, nhưng ít ai biết rằng chúng sẽ sớm tự lành sau một thời gian.
Ngoài điều trên, liệu bạn có biết được rằng đâu là nguyên nhân gây nhiệt miệng hay cách điều trị và phòng ngừa bệnh này ở trẻ không? Nếu chưa thì đừng lo lắng, bài viết sau đã tổng hợp đầy đủ những thông tin cần thiết về tình trạng bệnh này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi loét miệng, là những vết cắt/tổn thương hình thành trong khoang miệng, mọc chủ yếu ở một số vị trí như lợi, lưỡi, hoặc mặt trong của má. Đa phần, những vết loét hình tròn có viền sưng màu đỏ này không lây nhiễm nhưng lại gây cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ nghỉ.
Nhiệt miệng là “thủ phạm” khiến các cử động miệng gặp đau đớn, khó chịu, nhất là khi nhai thức ăn
Lựa chọn những dòng sữa mát cho bé thế nào mới đúng là điều mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi lẽ, cho bé uống sữa mát là giải pháp giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về đường ruột, giảm nguy cơ táo bón, tạo điều kiện cho con…
2. Phân loại các dạng nhiệt miệng
Mọi đứa trẻ đều có thể bị bất kỳ một trong ba loại loét miệng sau đây, ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Chúng được phân loại dựa trên thời điểm xuất hiện và thời gian chữa lành. Cùng tìm hiểu thêm để biết chi tiết.
2.1. Các vết nhiệt (loét áp-tơ) nhỏ ở miệng
Là dạng phổ biến nhất, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Lý do chúng được gọi là vết thương nhẹ bởi có thể tự chữa lành trong 1 – 2 tuần, để lại sẹo ít hoặc không.
2.2. Loét miệng lớn
Các vết loét này cho độ lớn hơn gấp đôi so với loét nhỏ, cũng như sâu hơn và các cạnh không đều nhau. Hầu hết, chúng mất nhiều tuần để chữa lành hoàn toàn và có xu hướng để lại sẹo cao hơn so tính chất ăn sâu.
2.3. Loét Herpetiform
Đây là một dạng phụ hiếm gặp của loét áp-tơ và đúng như tên gọi, chúng có hình dạng tương tự những vết loét do mụn rộp gây ra, nhưng không lây nhiễm.
3. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ
Thông thường, nguyên nhân phổ biến nhất của nhiệt miệng ở trẻ em là do chấn thương gây ra trong khi đánh răng hoặc trong quá trình điều trị nha khoa. Tuy vậy, có không ít trường hợp trẻ bị nhiệt miệng là do tính chất lây lan từ những người thân trong gia đình. Dưới đây là một số lý do có thể gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
- Do cơ thể bị thiếu hụt vitamin.
- Dị ứng từ thức ăn hoặc các chất kích thích khác.
- Tự cắn vào một bên má khi nhai thức ăn hoặc sử dụng bàn chải đánh răng cứng.
- Do nhiễm virus.
Nhiệt miệng cũng có thể xảy ra do trẻ nhai thứ gì đó dai cứng, thô ráp
4. Điểm danh các dấu hiệu và triệu chứng để nhận biết nhiệt miệng
Trẻ còn quá nhỏ để giải thích cảm giác khó chịu là như thế nào nên cha mẹ khó có thể hình dung được điều gì đang xảy ra với chúng. Vì vậy, bạn phải nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng bệnh nhiệt miệng để có hướng xử trí kịp thời.
Một số biểu hiện giúp nhận biết tình trạng nhiệt miệng, bao gồm:
- Khoang miệng mọc vết loét hình tròn với phần chính giữa màu trắng hoặc hơi vàng có quầng đỏ.
- Trẻ thường xuyên bỏ bữa, quấy khóc vì cảm giác bỏng rát liên tục tại vị trí mọc nhiệt miệng.
- Có cảm giác đau hoặc rát khi đánh răng.
- Phần da xung quanh vết loét bị mềm và sưng lên.
- Các vết nhiệt miệng có thể chảy máu khi đánh răng hoặc nhai thức ăn. Trường hợp nổi loét do nhiễm virus cũng đi kèm với cơn sốt cao.
Đôi khi, trẻ có thể bị mụn rộp hay bệnh tay-chân-miệng nhưng lại bị nhầm lẫn với loét miệng. Do đó, bố mẹ cần biết cách phân biệt chúng qua bảng thông tin sau đây.
Nhiệt miệng | Mụn rộp (Herpes) | Bệnh tay-chân-miệng |
Là vết loét hình tròn có nhân trắng và viền đỏ xung quanh, chủ yếu gây cảm giác đau khi ăn uống hoặc lúc bị chạm vào. | Hầu hết đều có hình thù xấu xí, phồng rộp lên chứa nước (mủ) bên trong, màu sắc hơi ngả vàng hoặc cam, gây cảm giác đau ngứa, nhức nhói thường xuyên. | Bệnh hình thành do virus Coxsackie, thường bị loét đỏ nhỏ ở miệng và lòng bàn tay, bàn chân nhưng không gây đau. |
5. Giải đáp “Bé bị nhiệt miệng phải làm sao?”
Hầu hết các trường hợp nhiệt miệng không cần bất kỳ loại thuốc đặc biệt nào, bởi tùy thuộc vào kích thước mà chúng có thể tự lành sau vài ngày hoặc vài tuần & cơn đau do vết loét thường giảm trong vòng ba đến bốn ngày. Do đó, nếu bạn không biết bé bị nhiệt miệng phải làm sao thì đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn chờ đợi một thời gian chúng sẽ tự hết.
Trường hợp vết loét chuyển biến nặng nề, đau dữ dội, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê toa liều lượng thuốc giảm đau thích hợp như acetaminophen hoặc ibuprofen. Lưu ý, không nên cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị bôi gel hoặc kem mọc răng lên vị trí tổn thương để giảm nhẹ cơn đau
6. Bỏ túi những cách khắc phục tình trạng nhiệt miệng cho trẻ tại nhà
- Chườm một viên đá lên khu vực nổi nhiệt miệng nhằm giảm cảm giác đau.
- Thoa một ít bơ sữa lên vùng bị tổn thương.
- Cung cấp đủ lượng nước cần thiết, tốt nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tránh cho bé tiêu thụ thức ăn cay, nóng hoặc đồ ăn có mùi vì chúng vô tình khiến vết loét càng đau hơn.
7. Làm thế nào để ngăn ngừa loét miệng?
Sau khi đã tìm hiểu được đáp án cho thắc mắc bé bị nhiệt miệng phải làm sao, nhiều người sẽ muốn tìm cách để ngăn ngừa tình trạng nhiệt (loét) miệng này. Thực chất, việc này rất khó bởi vì không thể xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể thử qua các phương pháp sau đây.
– Nếu vết loét tái phát nhiều lần ở cùng một khu vực bên trong miệng của trẻ, đó có thể là do cạnh răng quá sắc nhọn. Trong tình huống này, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được kiểm tra răng.
– Rửa tay cho cả bé và người lớn trước khi chạm vào hoặc trước lúc ăn có thể ngăn chặn sự lây lan của vết loét, điều này rất quan trọng với những bé có hệ miễn dịch kém.
– Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin, axit folic sắt cũng như giúp bé uống đủ nước mỗi ngày là cách hay để hạn chế nguy cơ bé bị nhiệt miệng.
Nhiều chuyên gia cho biết, khi kết hợp nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, vitamin D, vitamin E… từ các nguồn thực phẩm khác nhau lại sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng thể chất và não bộ tối ưu. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý đến…
Bổ sung các loại vitamin C hoặc A qua nước hoa quả như cam, bưởi, dâu, nam việt quất… giúp tăng cường đề kháng và hệ thống miễn dịch cho trẻ
– Trường hợp con bạn đang bị mụn rộp, cần đảm bảo rằng trẻ không đưa tay lên mắt sau khi đã chạm vào vết loét, vì chúng có thể gây nhiễm trùng.
– Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ cũng giúp làm giảm khả năng bé bị loét miệng, đặc biệt là khi bé có xu hướng cho đồ chơi, quần áo,… vào miệng.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bé bị nhiệt miệng phải làm sao. Nhìn chung, hầu hết các trường hợp loét miệng ở trẻ không cần đến sự chăm sóc y tế đặc biệt. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó chịu của bé càng lúc càng tăng đi kèm sốt, cảm lạnh và cần được chẩn đoán, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được điều trị ngay lập tức, nhằm loại trừ các biến chứng nghiêm trọng.