Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Tác giả: Đặng Hương
Cuống rốn là một vết thương hở của trẻ sơ sinh, thông thường 1 – 2 tuần sau sinh, cuống rốn sẽ tự rơi ra. Cách rửa rốn cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng nhằm tránh được tình trạng nhiễm khuẩn. Vậy cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng, cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Vì sao mẹ cần biết cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh?
Trong thai kỳ, rốn là con đường di chuyển chất dinh dưỡng, oxy từ mẹ đến thai nhi. Sau khi bé ra đời, tác dụng của rốn sẽ mất đi. Tuy nhiên nếu không chăm sóc rốn của trẻ đúng cách có thể khiến bộ phận này bị nhiễm trùng, từ đó dẫn đến các vấn đề như:
- Nhiễm trùng có thể lây lan nhanh đến gan, và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
- Có thể gia tăng nguy cơ uốn ván rốn.
- Làm chậm quá trình rụng rốn tự nhiên của trẻ.
Chính vì vậy, các mẹ cần hiểu rõ và thực hành đúng cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhằm giúp hạn chế tránh tình trạng nhiễm khuẩn rốn.
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh giúp vùng rốn của con sạch sẽ, khô thoáng, từ đó tránh được tình trạng nhiễm trùng.
2. Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là các cách vệ sinh rốn cho bé trong các trường hợp trước và sau khi rụng rốn giúp mẹ tự tin áp dụng ngay tại nhà.
2.1 Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng
Khi trẻ chưa rụng cuống rốn, mẹ có thể vệ sinh vùng rốn của con theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ gồm: Bông vô trùng (gạc vô trùng), cồn 70 độ, nước muối sinh lý.
- Bước 2: Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng, sau đó rửa lại với nước cồn 70 độ để vô trùng.
- Bước 3: Kiểm tra cuống rốn và vùng xung quanh xem có dấu hiệu bất thường nào không. Nếu cuống rốn mềm nhũn, có dịch mủ chảy ra, mùi hôi, vùng da xung quanh sưng đỏ, thì mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ nhanh nhất để được điều trị.
- Bước 4: Lấy bông vô trùng có thấm nước muối sinh lý rồi lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn.
- Bước 5: Dùng bông vô trùng mới có thấm nước muối lau vòng quanh rốn (nơi vị trí rốn tiếp xúc với da bụng). Sau đó lấy miếng bông vô trùng khác lau phần da xung quanh rốn.
- Bước 6: Sau khi lau xong, để rốn của trẻ khô tự nhiên, và không cần sử dụng băng rốn cho bé.
2.2 Cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng
Việc chăm sóc vùng rốn cho trẻ sau khi rụng cũng cần được quan tâm, bởi lúc này vùng này vẫn chưa lành hoàn toàn. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý khi vệ sinh rốn sau rụng cho trẻ:
- Giữ gốc rốn luôn khô thoáng: Sau khi cuống rốn rụng, mẹ cần để vùng rốn của trẻ hở giúp khô thoáng và mau lành hơn.
- Vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ: Mẹ dùng băng bông y tế lau nhẹ nhàng vùng gốc rốn để loại bỏ các bụi bẩn và chất dơ, đồng thời nên vệ sinh vùng rốn ít nhất 1 lần/ngày. Lưu ý rằng mẹ không nên dùng xà phòng, cồn, dung dịch xác khuẩn khác để lau rốn trẻ, vì có thể khiến con bị kích ứng.
- Vệ sinh rốn sau khi tắm: Cho rốn trẻ tiếp xúc với nước là cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với nước quá lâu. Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm mịn (băng gạc) lau nhẹ vào chân rốn giúp đảm bảo vùng này được khô thoáng.
- Chọn trang phục rộng rãi, thoải mái: Giúp hạn chế việc quần áo chạm vào rốn trẻ khi mới rụng khiến trẻ cảm thấy không thoải mái.
3. Một số lưu ý khi vệ sinh rốn cho bé
Để có thể thực hiện cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng, các mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:
- Giữ gốc rốn luôn sạch, khô, và cho rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn nhanh rụng hơn.
- Khi tắm cho trẻ, mẹ tránh để rốn tiếp xúc với nước quá lâu.
- Cho con mặc quần áo thoải mái để tránh đụng vào vùng rốn mới rụng hoặc cuống rốn.
- Cẩn thận khi thay tã cho con để tránh nước tiểu vấy bẩn lên rốn.
- Mẹ không tự ý dùng thuốc bôi cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Cần đưa trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu nhiễm trùng như rốn có mùi hôi, có dịch (có mũ), chảy máu, da vùng quanh rốn sưng đỏ, hoặc rốn chưa rụng sau 3 tuần.
- Không nên băng rốn cho trẻ quá chặt, quá kín, bởi có thể ảnh hưởng đến thời gian rụng rốn và không tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Nên để rốn rụng một cách tự nhiên, tránh việc tự ý giật, cắt bỏ cuống rốn khi nó gần rụng.
Bên cạnh việc hiểu rõ các thao tác trong cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rụng cuống rốn, mẹ cũng nên lưu ý trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong những năm đầu đời của con. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, mẹ cần cho con bú đủ sữa, đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng để phát triển tốt.
Nếu trẻ uống sữa ngoài, mẹ nên chọn sữa có công thức dinh dưỡng khoa học, dễ tiêu hóa, đạm sữa tự nhiên giúp con dễ hấp thu. Việc cho trẻ sử dụng sữa công thức giúp con tiêu hóa dễ dàng, cũng như giúp trẻ tiêu hóa tốt, giúp trẻ ít ốm vặt (ho, sổ mũi, sốt,…) nhờ các hệ dưỡng chất như BioPro+. Với hệ dưỡng chất này trẻ sẽ được bổ sung HMO, GOS, Probiotics giúp tăng lợi khuẩn đường ruột cả về lượng và chất. Từ đó giúp trẻ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên ngay từ bên trong giúp con tự do khám phá và học hỏi.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về vệ sinh rốn cho bé và lời giải:
4.1 Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi rụng bằng gì?
Mẹ vệ sinh rốn sau khi rụng cho trẻ sơ sinh bằng gòn và nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%).
4.2 Có nên vệ sinh rốn cho trẻ 3 tháng tuổi không?
Nếu không được vệ sinh thường xuyên, rốn có thể phát triển các mùi khó chịu và bị nhiễm trùng. Ở trẻ 3 tháng tuổi, rốn của con đã rụng. Vì thế mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh rốn sau khi rụng như bình thường.
4.3 Cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh cần chú ý gì?
Trước khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ cần rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn 70 độ. Tuyệt đối không dùng thuốc đỏ, thuốc kháng sinh hoặc các mẹo dân gian để vệ sinh rốn cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ cần đưa con đến bác sĩ nếu rốn của trẻ có những dấu hiệu bất thường như: rỉ nước vàng, có mùi hôi, da quanh rốn sưng tấy,..
Trên đây là những cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh mới rụng và chưa rụng. Trong quá trình vệ sinh rốn của con, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.