Gợi ý bữa phụ cho bé 6 tháng dễ ăn, thơm ngon và bổ dưỡng
Tác giả: Hồng Thủy
Ăn dặm là một cột mốc đặc biệt trong hành trình khôn lớn của con. Vậy nên, nếu lần đầu làm mẹ, chắc hẳn chị em vô cùng lo lắng không biết trẻ 6 tháng có thể bắt đầu ăn dặm được chưa và xây dựng thực đơn bữa phụ cho bé 6 tháng tuổi thế nào. Mời các mẹ cùng Sữa Nào Tốt tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
1. Có nên cho bé 6 tháng ăn bữa phụ không?
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn, không thêm bữa phụ trong ít nhất 6 tháng đầu là có thể bổ sung đầy đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu.
Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi và có những biểu hiện “sẵn sàng ăn dặm” (cân nặng gấp đôi so với sau khi sinh, biết cách cầm nắm thức ăn đưa vào miệng, thể hiện sự thích thú với thức ăn người lớn…), mẹ có thể để trẻ tập ăn dặm. Bắt đầu từ các loại thức ăn nấu chín mềm, nghiền nhuyễn mịn, hoặc chỉ đơn giản là phô mai, sữa chua, trái cây mềm… Nhưng cần lưu ý rằng mẹ chỉ nên cho con ăn một vài thìa nhỏ để làm quen với đa dạng thức ăn ngoài sữa mẹ.
2. Nên cho bé 6 tháng ăn bữa phụ khi nào trong ngày?
Mẹ không cần quá quy tắc trong việc sắp xếp thời gian ăn bữa phụ, mà chỉ cần cho trẻ ăn cách bữa chính tối thiểu từ 1 đến 1.5 tiếng. Bởi, khoảng thời gian này sẽ giúp bé có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn, lấy lại cảm giác đói và tránh gây áp lực lên dạ dày.
3. Gợi ý thực đơn bữa phụ cho bé 6 tháng thơm ngon, dễ ăn
Dưới đây là những món ăn phụ ngon miệng, cực dễ làm cho mẹ tham khảo:
2.1 Bánh flan
Bánh flan là một trong số bữa phụ thích hợp cho trẻ 6 tháng mà mẹ nên thử. Bởi, không chỉ có sắc vàng óng hấp dẫn thị giác, flan còn có vị ngọt nhẹ dễ ăn, mềm tan trong miệng.
Nguyên liệu:
- Sữa mẹ/sữa công thức.
- Lòng đỏ trứng gà.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tách lấy lòng đỏ trứng, sau đó trộn cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức đã pha.
- Bước 2: Lọc hỗn hợp qua rây và đổ vào hũ thủy tinh.
- Bước 3: Hấp cách thủy hỗn hợp trứng sữa trong 5 – 7 phút.
Bánh flan là món ăn phụ cho bé 6 tháng “nạp đầy” năng lượng để thỏa sức khám phá.
2.2 Pudding bí đỏ
Trong số các món phụ cho bé 6 tháng vừa thơm ngon, vừa tốt cho thị giác và tim mạch, mẹ không thể bỏ qua cách làm pudding bí đỏ.
Nguyên liệu:
- Bí đỏ.
- Lòng đỏ trứng gà.
- Sữa mẹ/sữa công thức.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đun nóng sữa mẹ/sữa công thức đã pha với lửa vừa. Tiếp theo, đổ từ từ lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều tay và lọc lại hỗn hợp qua rây cho mịn.
- Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng nhỏ bí đỏ. Sau đó hấp chín mềm và nghiền thật nhuyễn.
- Bước 3: Trộn bí đỏ vào hỗn hợp trứng sữa vừa rồi.
- Bước 4: Đổ hỗn hợp vào khuôn và hấp cách thủy trong 15 phút.
2.3 Táo nghiền
Món ăn cho bữa phụ của bé 6 tháng tuổi dễ thực hiện nhất là táo nghiền. Việc hấp và nghiền nhuyễn táo giúp giữ lại nguyên vẹn vị chua ngọt bắt miệng và những vitamin – khoáng chất tốt cho trẻ.
Nguyên liệu:
- Táo.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm táo với nước muối, sau đó rửa sạch, gọt bỏ vỏ và thái miếng vừa ăn.
- Bước 2: Hấp cách thủy táo đến khi chín mềm. Tiếp theo, mẹ lấy ra và nghiền nhuyễn mịn.
2.4 Sinh tố xoài bơ
Sự kết hợp giữa xoài và bơ tạo ra món sinh tố màu sắc bắt mắt, hương vị chua ngọt lạ miệng và bổ dưỡng với trẻ 6 tháng.
Nguyên liệu:
- Xoài chín.
- Bơ chín.
- Sữa mẹ/sữa công thức.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xoài cắt miếng, lấy phần thịt. Tương tự, bơ cắt đôi, lấy hết phần thịt.
- Bước 2: Mẹ xay mịn bơ và xoài bằng máy xay. Nếu hỗn hợp quá sệt, mẹ thêm từ từ sữa mẹ/sữa công thức đã pha vào.
Bơ và xoài là sự kết hợp lạ miệng, tạo nên món ăn phụ thơm ngon cho bé 6 tháng.
2.5 Bánh chuối yến mạch
Chuối là loại trái cây sở hữu công dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa hiệu quả. Khi kết hợp với yến mạch giàu chất chống oxy hóa, trẻ có một món ăn dặm vừa ngon lành, vừa dồi dào dưỡng chất.
Nguyên liệu:
- Chuối.
- Yến mạch.
- Mật ong.
- Bột mì.
- Trứng gà.
- Dầu oliu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy thịt chuối thái thành khoanh tròn vừa ăn. Trứng gà đập ra tô, đánh tan.
- Bước 2: Sau đó lăn lần lượt lên chuối một lớp bột mì khô, đến lớp trứng gà và lớp yến mạch cuối cùng.
- Bước 3: Đun nóng dầu oliu và cho chuối vào chiên vàng hai mặt.
2.6 Đậu hũ non yến mạch sốt thanh long
Thêm một cách làm bữa phụ cho bé 6 tháng tuổi từ yến mạch là món đậu hũ non yến mạch sốt thanh long. Món ăn có màu đỏ hồng ấn tượng từ nước cốt thanh long và đa dạng dưỡng chất từ hạt yến mạch.
Nguyên liệu:
- Yến mạch.
- Nước.
- Thanh long.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cắt đôi quả thanh long, lấy hết phần thịt nghiền nhuyễn qua rây để lấy nước.
- Bước 2: Ngâm yến mạch trong nước khoảng 30 phút trước khi chế biến. Tiếp theo, xay nhuyễn mịn yến mạch với nước và lọc qua rây.
- Bước 3: Nấu nước yến mạch ở lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sánh lại.
- Bước 4: Đổ yến mạch ra khuôn và đặt vào tủ lạnh để đông lại. Khi thưởng thức, mẹ cho nước sốt thanh long lên bề mặt tàu hũ là được.
2.7 Thạch nhân phô mai
Vào những ngày hè oi nóng, mẹ có thể cân nhắc đổi vị bữa phụ hàng ngày của trẻ 6 tháng bằng thạch nhân phô mai mềm mịn, thanh mát.
Nguyên liệu:
- Bột làm thạch dẻo/Gelatin.
- Phô mai.
- Mật ong.
- Khuôn làm thạch.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bắc nồi nước lên bếp, để lửa nhỏ. Tiếp đến, đổ bột làm thạch vào nồi và khuấy đều tay. Đến khi nước bắt đầu sôi thì mẹ khuấy thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
- Bước 2: Cắt phô mai thành miếng cỡ nhỏ như hạt lựu và bỏ vào khuôn thạch trước.
- Bước 3: Lọc phần nước thạch qua rây trước và đổ vào khuôn.
- Bước 4: Đợi nguội trong 1 – 2 tiếng và thưởng thức ngay.
Thạch nhân phô mai là một bữa phụ dễ ăn cho bé, dễ làm cho mẹ.
2.8 Sữa hạt sen
Hạt sen không chỉ giúp giảm bớt tình trạng nóng trong, mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì thế, mẹ có thể nấu sữa hạt sen để con uống như một bữa phụ trong ngày.
Nguyên liệu:
- Hạt sen.
- Đậu xanh.
- Nước lọc.
Cách thực hiện:
-
- Bước 1: Rửa sạch đậu xanh, hạt sen (đã bỏ vỏ, bỏ tim) và ngâm trong nước khoảng 3 giờ.
- Bước 2: Xay mịn hạt sen, đậu xanh với một lượng nước vừa phải.
- Bước 3: Lọc hỗn hợp vừa xay xong, chỉ lấy phần nước. Sau đó, mẹ nấu phần nước vừa lọc ở lửa nhỏ, đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp.
2.9 Kem trứng
Hầu hết trẻ 6 tháng tuổi tập ăn dặm đều yêu thích món kem trứng sữa với hương vị béo ngậy quyện đầu lưỡi và màu vàng óng ánh thích mắt.
Nguyên liệu:
- Trứng gà.
- Sữa mẹ/sữa công thức.
- Bột bắp.
- Nước.
- Hương vani.
- Bơ nhạt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tách lấy lòng đỏ trứng và trộn cùng sữa mẹ/sữa công thức đã pha.
- Bước 2: Lấy bột bắp khuấy cùng nước.
- Bước 3: Bắc nồi đun lửa nhỏ phần sữa còn lại, từ từ đổ hỗn hợp trứng – sữa ở bước 1 vào và khuấy đều tay. Tiếp tục thả bơ vào và khuấy đến khi trứng chín.
- Bước 4: Đổ từ từ phần nước bột bắp đã làm ở bước 2 vào nồi và liên tục khuấy để không bị vón. Đến khi thấy bột vàng mịn, hơi sệt thì mẹ đã thực hiện thành công.
2.10 Váng sữa phô mai
Thỉnh thoảng, mẹ có thể đổi mới bữa phụ cho con trong giai đoạn mới tập ăn dặm với món váng sữa phô mai. Thành phẩm vô cùng mềm mịn, vị chua ngọt dễ ăn và hỗ trợ bổ sung năng lượng, giảm tình trạng biếng ăn.
Nguyên liệu:
- Bột bắp.
- Bột trứng.
- Sữa mẹ/sữa công thức.
- Whipping cream.
- Hương vani.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ bắc nồi lên bếp ở mức lửa nhỏ, lần lượt cho sữa mẹ/sữa công thức đã pha, bột trứng, whipping cream và khuấy đều tay đến khi chúng hòa quyện vào nhau.
- Bước 2: Pha loãng bột bắp với một chút nước.
- Bước 3: Đổ từ từ nước bột bắp vào nồi sữa, kết hợp khuấy đều tay đến khi hỗn hợp sánh lại.
Váng sữa là món ăn bổ dưỡng (giàu chất đạm và chất béo), phù hợp với trẻ nhẹ cân hoặc vừa ốm dậy.
4. Một số lưu ý quan trọng khi chuẩn bị món phụ cho bé 6 tháng
Trong quá trình xây dựng thực đơn bữa phụ của bé 6 tháng, mẹ cần lưu ý rằng:
- Vệ sinh tay, dụng cụ sạch sẽ trước khi chế biến bữa ăn phụ.
- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để bảo đảm an toàn.
- Không nên nêm thêm gia vị muối, đường, bột ngọt… vào bữa phụ của con.
- Không sử dụng thức ăn còn lại hoặc thức ăn để qua đêm trong tủ lạnh.
Qua chia sẻ trong bài viết, hy vọng rằng mẹ đã có thêm một số gợi ý chế biến bữa phụ cho bé 6 tháng thơm ngon. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng bữa phụ chỉ là một bữa ăn nhỏ trong ngày, không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, cha mẹ đừng quên cho con uống đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày và xây dựng chế độ ăn dặm khoa học để trẻ phát triển thật tối ưu.
Riêng với trẻ dùng sữa công thức, phụ huynh nên ưu tiên sản phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột để hạn chế rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Sử dụng các sản phẩm giúp bé dễ tiêu, đi phân đều mỗi ngày, giảm tình trạng chướng bụng, nôn trớ,… Cùng với đó, sữa cũng giúp trẻ êm bụng, êm giấc và ngủ ngon giấc nhờ vào thành phần đạm mềm nhỏ, dễ tiêu hóa.