Có nên đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh? Khi nào mới đổi?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mẹ không đủ sữa nuôi con thì sữa công thức là nguồn dinh dưỡng thay thế lý tưởng để hỗ trợ bé phát triển tốt. Nhưng xoay quanh việc chọn sữa cho con, vẫn còn rất nhiều điều thắc mắc, chẳng hạn như có nên đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh không và dấu hiệu đổi sữa cho con là gì? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bố mẹ những thắc mắc trên.
1. Có nên đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh hay không?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa bột đến từ các thương hiệu khác nhau và được sản xuất theo công thức dinh dưỡng chuyên biệt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Chẳng hạn như sữa cho bé 0 – 6 tháng tuổi, sữa công thức từ 6 – 12 tháng, sữa cho trẻ từ 1 – 2 tuổi… Điều này khiến không ít bậc phụ huynh băn khoăn khi chọn sữa cũng như khi đổi sữa cho con.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mua hoặc đổi sữa cho con. Không phải ai giới thiệu loại sữa nào tốt thì đổi loại sữa đó. Bạn cần phải xác định con có thật sự phù hợp với loại sữa công thức bạn đang sử dụng hay sắp sửa sử dụng không?
Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ cần phải mất một khoảng thời gian để thích nghi với một loại sữa công thức mới. Việc đổi sữa thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cơ thể và hệ tiêu hóa của con chưa làm quen kịp, từ đó gây ra các vấn đề như tiêu chảy, táo bón…
Cha mẹ chỉ nên cân nhắc chuyển đổi sữa công thức khi sản phẩm không còn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con ở giai đoạn phát triển đó hoặc sữa không phù hợp nữa.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, sử dụng sữa công thức không phù hợp chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ, nhất là những bé có hệ tiêu hóa…
Các dấu hiệu nên đổi sữa cho con: Trẻ không tăng cân, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, không chịu bú. Việc sử dụng sữa công thức không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ tiêu hóa của trẻ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng, chiều cao và trí tuệ.
Bố nên nên cân nhắc thật kỹ trước khi đổi sữa cho con
Khi thay đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa và cẩn trọng cân nhắc về độ tuổi, khả năng đáp ứng của trẻ đối với các loại sữa bột, tình trạng sức khỏe.
>> Tham khảo: Review TOP 8 sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh dễ uống
2. Thời điểm thích hợp để đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Sữa công thức theo mỗi giai đoạn sẽ cung cấp thêm các dưỡng chất khác nhau cho cơ thể của trẻ. Vậy, bao lâu nên đổi sữa công thức cho bé?
2.1. Giai đoạn dưới 6 tháng tuổi
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé cũng như có nhiều kháng thể, giúp trẻ chống lại các bệnh viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, viêm phổi và nhiều bệnh lý khác.
Với trẻ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ do mẹ không có hoặc ít sữa thì việc bổ sung thêm sữa công thức vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý cho con sử dụng sữa công thức số 1 có hàm lượng dinh dưỡng cân đối. Bởi vì lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, nếu tiếp nhận quá nhiều dưỡng chất rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Thiết lập một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp trẻ cải thiện vấn đề tiêu hoá, thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Hãy cùng tham khảo chế độ ăn…
Nếu bé ít bú, không lên cân hoặc bị táo bón khi dùng sữa, phụ huynh có thể đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh của một thương hiệu khác nhưng vẫn phải đảm bảo sản phẩm thuộc nhóm công thức số 1. Không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng sữa đặc, sữa bò, sữa bột nguyên kem hoặc sữa công thức dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
2.2. Giai đoạn sau 6 tháng tuổi
Khi bé tròn 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để mẹ chuyển sang dùng loại sữa công thức 2 với hàm lượng đạm và các chất dinh dưỡng cao hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé
– Đối với bé bú mẹ hoàn toàn trước đó: Bố mẹ nên chọn sữa có vị thanh nhạt gần giống với sữa mẹ để trẻ dễ uống và tạo tiền đề để bé chuyển sang ăn dặm.
– Đối với bé bú sữa công thức hoàn toàn hoặc bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức: Chọn sữa công thức mới có hương vị gần giống với vị sữa trước đó nhưng cần giàu năng lượng hơn. Khi quyết định đổi sữa cho con cũng cần cân nhắc nhiều mặt phù hợp với nhu cầu ở trẻ như cần tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, trí thông minh, tăng cao mà không tăng cân nhiều,…
Sữa mẹ kết hợp sữa công thức là cần thiết cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Khi trẻ đã lớn hơn, trên 1 tuổi, bố mẹ tiếp tục đổi sữa có công thức dinh dưỡng phù hợp. Ở thời điểm này, phụ huynh có thể thay đổi sữa theo khẩu vị, sở thích của trẻ.
3. Bỏ túi kinh nghiệm đổi sữa cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây sẽ rất hữu ích khi bố mẹ muốn đổi sữa cho con:
3.1. Chọn sữa phù hợp độ tuổi
Điều quan trọng nhất khi đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sữa phải có công thức dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của con. Chẳng hạn như bé từ 0 – 6 tháng tuổi sẽ sử dụng sữa công thức số 1, trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi sẽ dùng sữa công thức số 2… Những thông tin này đều được in rõ trên bao bì mỗi sản phẩm sữa. Bố mẹ nên đọc kỹ để chọn được cho bé yêu loại sữa phù hợp.
3.2. Lựa chọn các loại sữa gần giống với sữa mẹ
Vị giác của trẻ chưa phát triển hoàn toàn trong giai đoạn sơ sinh nên cần lựa chọn các loại sữa có vị quen thuộc, gần gũi vói bé và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, cần lựa chọn các sản phẩm sữa bột đầy đủ chất dinh dưỡng như sữa mẹ, dễ dàng tiêu hóa để hạn chế tình trạng bỏ bú, khó chịu trong người.
Rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa của bé kém, bé hay nôn trớ, đầy bụng,... là những vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng khi chăm sóc con nhỏ. Dưới đây là TOP 3 mẹo lựa chọn sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém mà mẹ…
3.3. Tìm hiểu kỹ thông tin về loại sữa sắp đổi
Thể trạng của mỗi trẻ mỗi khác nhau. Vì vậy, bố mẹ không nên đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh theo lời giới thiệu của người khác. Các bậc phụ huynh nên dành thời gian tìm hiểu kỹ thông tin về loại sữa sắp đổi. Quan trọng là khi con uống sữa vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt và không gặp các vấn đề về tiêu hóa.
3.4. Cho bé có thời gian “thích nghi” với sữa
Theo khuyến cáo của bác sĩ, trẻ chỉ thật sự thích nghi được với một loại sữa mới trong vòng từ một đến hai tuần. Những ngày đầu, cơ thể và hệ tiêu hóa của bé sẽ có biểu hiện rõ hơn. Nếu con có các biểu hiện nôn mửa liên tục thì hãy ngưng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3.5. Chọn vị sữa mà bé thích
Ngoài thành phần dinh dưỡng trong sữa, hương vị sữa cũng là yếu tố quyết định bé có yêu thích sữa đó hay không. Ngày nay, sữa công thức có rất nhiều vị khác nhau như vị cam, dâu, vani, socola… Nhớ nhé, vị sữa yêu thích sẽ làm cho bé uống nhiều hơn đấy các mẹ.
3.6. Ngưng uống sữa nếu bé có dấu hiệu dị ứng
Nếu bé có dấu hiệu dị ứng sữa thì hãy ngưng cho bé uống sữa ngay lập tức vì trong sữa có thành phần không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Lúc này, bạn cần đưa bé đi khám và xác định ngay thành phần đó là gì và lựa chọn sản phẩm khác phù hợp hơn.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non nớt vì vậy ngoài chọn sữa phù hợp, mẹ đừng quên pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhé
4. Lưu ý cần biết khi đổi sữa cho bé
Dưới đây là một vài lưu ý khi đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh:
– Nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân trước khi đổi sữa cho trẻ. Các mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân bé không hợp sữa là do sữa hay do nguyên nhân khác để có hướng giải quyết phù hợp. Trường hợp, thanh đổi sữa quá nhiều mà cơ thể bé vẫn không thích nghi thì nên nhanh chóng nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
– Tránh đổi sữa thường xuyên và quá đột ngột. Cơ thể bé cũng cần sự thích nghi, mỗi loại sữa tạo ra những môi trường vi sinh đường ruột khác nhau. Nếu mẹ thay đổi sữa liên tục sẽ làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất của con.
– Dành thời gian theo dõi để xem trẻ có phù hợp với sữa mới không. Thông thường, thời gian trẻ “chịu” sữa sẽ khoảng 14 ngày cho nên các mẹ đừng lo lắng quá nhé.
Trên đây là những giải đáp có nên đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh hay không và một số lưu ý quan trọng cần biết. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con của mình.