Nguyên nhân trẻ bị táo bón và cách phòng ngừa mà mẹ nên biết
Tác giả: Lê Uyên
Táo bón là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc chủ quan trước tình trạng của bố mẹ có thể khiến trẻ bị trĩ (nội, ngoại), xuất huyết đại tràng, tắc ruột…
Táo bón là tình trạng phổ biến nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
1. Thế nào là táo bón ở trẻ sơ sinh?
Táo bón là tình trạng rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt là với các bé dưới một tuổi. Đây cũng có thể là một trong những nỗi lo âu của cha mẹ.
Tuy nhiên, tình trạng này cũng khiến cho các cha mẹ nhầm lẫn, vì đôi khi trẻ không thật sự bị táo bón. Thông thường, phân của trẻ sơ sinh rất mềm và dễ đi ngoài. Những em bé chỉ được nuôi bằng sữa mẹ thường có phân đi ngoài khá lỏng. Ngược lại, trẻ được nuôi bằng sữa công thức có xu hướng phân hơi cứng hơn trẻ bú sữa mẹ và trẻ đi tiêu ít hơn. Không những vậy, khi trẻ 6 tháng tuổi và có thể ăn dặm, phân của trẻ cũng sẽ bắt đầu cứng hơn. Đây là một trong những quá trình phát triển rất bình thường ở trẻ em.
Tìm hiểu nguyên nhân táo bón giúp bố mẹ hoặc bác sĩ dễ dàng tìm giải pháp khắc phục hơn
2. Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị táo bón, trong đó phổ biến là 6 nguyên nhân sau:
- Ở trẻ sơ sinh, khi bạn mới bắt đầu chuyển từ sữa công thức sang thức ăn đặc, với trẻ mới biết đi là khi bạn bắt đầu hướng dẫn bé dùng nhà vệ sinh và khoảng thời gian bắt đầu đi học. Tất cả sự thay đổi này đều có thể làm bé khó đi ngoài được.
- Con bạn có thể bỏ qua sự thôi thúc muốn đi tiêu vì bé quá bận chơi để dừng lại. Ngoài ra, một số bé còn sợ đi tiêu vì cảm giác đau đớn đã xảy ra trước đó (nếu có) hoặc có bất kỳ vấn đề nào với nhà vệ sinh (không gian kín, bóng tối, có chuột…).
- Chất xơ giữ cho ruột hoạt động bình thường, thế nhưng nhiều trẻ em không ăn đủ trái cây, rau, củ… làm xuất hiện tình trạng táo bón.
- Không uống đủ nước.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi dẫn đến táo bón.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị táo bón
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Phụ huynh có thể chẩn đoán trẻ sơ sinh bị táo bón nếu gặp những dấu hiệu sau đây:
- Phân của trẻ khô, cứng bất thường.
- Em bé không thoải mái, quấy khóc khi đi ngoài.
- Em bé không ăn nhiều.
- Bụng của bé bị cứng
- Nếu phân quá cứng, xung quanh hậu môn của trẻ có thể sẽ xuất hiện một vài vết rách nhỏ, khiến trẻ bị đau và ngày một khó chịu hơn.
4. Cách điều trị táo bón ở trẻ em đơn giản, hiệu quả
Không phải lúc nào trẻ bị táo bón cũng cần phải đi bác sĩ. Tùy theo mức độ mà bố mẹ nên linh hoạt tìm cách giải quyết. Với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
4.1. Kiểm tra sữa mà trẻ sử dụng
Nếu trẻ bú sữa mẹ, phụ huynh có thể cho trẻ bú thường xuyên hơn. Song, trong trường hợp trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phụ huynh nên cân nhắc kỹ công thức pha sữa mỗi ngày của mình. Hãy xem xét lại bạn có làm theo đúng hướng dẫn trên hộp sữa hay không.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng muỗng đi kèm trong hộp sữa. Mỗi thương hiệu sữa khác nhau sẽ có loại muỗng khác nhau. Tỷ lệ pha sữa bị chênh lệch có khả năng khiến trẻ bị táo bón.
Khi pha sữa, phụ huynh nên cho nước vào bình trước, sau đó mới đến bột sữa. Nếu bạn thêm sữa trước, bạn có thể sẽ thêm quá ít nước vào bình.
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, sử dụng sữa công thức không phù hợp chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ, nhất là những bé có hệ tiêu hóa…
4.2. Thay đổi chế độ ăn dặm (trẻ từ 6 tháng tuổi)
Nếu con bạn đang được ăn thức ăn đặc, hãy cho trẻ uống thêm nhiều nước giữa các bữa ăn bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước hoa quả pha loãng (1 phần nước trái cây – 3 phần nước lọc). Hãy cố gắng khuyến khích trẻ ăn thêm trái cây và rau đã được cắt nhuyễn hoặc xay nhỏ.
Hãy bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày khi nghi ngờ trẻ đang bị táo bón
4.3. Giúp trẻ thư giãn
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, phụ huynh cũng có thể cải thiện triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh bằng cách nhẹ nhàng di chuyển chân của trẻ theo chuyển động đạp xe, nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của trẻ. Bài tập này có thể hỗ trợ kích thích ruột của trẻ. Không những vậy, hãy tắm trẻ bằng nước ấm giúp các cơ được thư giãn hơn.
5. Tác hại khi bé liên tục bị táo bón
Mặc dù táo bón ở trẻ em có thể không thoải mái, nhưng tình trạng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu táo bón trở thành mãn tính, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
- Đi tiêu là một trong những cách mà cơ thể thải được độc tố ra ngoài. Vì thế không đi tiêu trong thời gian dài sẽ làm chất độc tồn đọng lại, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.
- Hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì luôn gắng sức rặn khi đi tiêu có thể khiến bé nhà bạn bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại.
- Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc, thậm chí lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn khiến bé không chỉ đại tiện có máu mà còn rất đau đớn.
- Đau đớn do táo bón gây ra sẽ khiến bé sợ đi tiêu, từ đó lặp lại vòng tuần hoàn của tình trạng táo bón.
- Táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng, lâu ngày dẫn đến xuất huyết trực tràng. Tình trạng này rất nguy hiểm gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
- Phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột vô cùng khó chịu.
Táo bón mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe lẫn tâm lý của bé
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, sử dụng sữa công thức không phù hợp chính là một trong những tác nhân hàng đầu gây táo bón ở trẻ, nhất là những bé có hệ tiêu hóa…
6. Làm thế nào để phòng ngừa táo bón ở trẻ?
Dù ở mức độ nhẹ hay nặng, táo bón luôn là tình trạng gây rất nhiều khó chịu. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa tình trạng ở bé với một số cách sau:
- Đối với trẻ nhỏ, hãy bổ sung lượng chất xơ khoảng 20 gram mỗi ngày.
- Khuyến khích con bạn uống nhiều nước.
- Thúc đẩy hoạt động thể chất bởi hoạt động thể chất thường xuyên giúp kích thích chức năng ruột bình thường.
- Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn.
- Nếu con bạn đang dùng một loại thuốc điều trị gì đó các tác dụng phụ là gây táo bón, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn khác nếu được.
Trên đây là nguyên nhân và cách chữa trẻ bị táo bón không đi ngoài được. Táo bón rất phổ biến ở cả trẻ em cũng như có thể tự khỏi mà không cần bất cứ sự can thiệp nào. Mặc dù vậy, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi bé và đưa bé đến ngay bác sĩ chuyên khoa khi thấy tình trạng này trở nặng.
Bài viết tham khảo: https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tre-so-sinh-bi-tao-bon-phai-lam-sao
Một số câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp khi trẻ bị táo bón cho mẹ tham khảo:
1. Trẻ bị táo bón nên ăn uống gì?
2. Bé thường xuyên bị táo bón có sao không?
3. Trẻ bị táo bón khi nào nên gặp bác sĩ?
Nguồn tham khảo
- Christin Perry. How to Identify and Relieve Baby Constipation. 11 08 2023. https://www.thebump.com/a/baby-constipation-signs-causes-remedies (đã truy cập 06 12 2023).
- Pregnancy Birth and Baby. Constipation in babies (0 to 1 years). 06 2023. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies (đã truy cập 06 12 2023).
- Jenna Fletcher. The best home remedies for baby constipation. 22 05 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/324543 (đã truy cập 06 12 2023).