Nên bổ sung Axit Folic khi mang thai như thế nào mới đúng?
Tác giả: Huỳnh Uyên
Suốt quá trình mang thai, nhu cầu về các chất dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên rất nhiều. Trong đó, Axit Folic là chất được rất nhiều chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung cho mẹ bầu. Bài viết sau sẽ cập nhật đến mẹ những điều cần lưu ý về việc bổ sung Axit Folic khi mang thai.
1. Axit Folic là gì? Vì sao Axit Folic quan trọng đối với phụ nữ mang thai?
Axit Folic (hay còn gọi là vitamin B9) là chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các tế bào mới, đặc biệt là hồng cầu.
Axit Folic cực kỳ quan trọng cho sức khỏe phụ nữ có thai cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi
Axit Folic rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình phát triển của thai nhi, Axit Folic giúp hình thành ống thần kinh. Việc bổ sung Axit Folic giúp bảo vệ chống lại các dị tật cấu trúc của thai nhi, bao gồm dị tật ống thần kinh và tim bẩm sinh.
Chưa dừng lại ở đó, theo nghiên cứu được đăng trên NCBI, Axit Folic cũng có thể hạn chế tình trạng sinh non. Mặc dù cần có các nghiên cứu bổ sung để xác định rõ hơn thời điểm, liều lượng và công thức chính xác, nhưng dữ liệu hiện có cho thấy rằng việc bổ sung Axit Folic trong chế độ ăn uống là một ý tưởng tốt cho tất cả phụ nữ, bao gồm phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nói chung.
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) là giai đoạn tạo tiền đề cho sự phát triển của bé trong suốt 6 tháng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng để giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện…
2. Có bao nhiêu cách bổ sung Axit Folic khi mang thai?
Có 2 cách để mẹ bầu có thể bổ sung thêm Axit Folic khi mang thai, bao gồm:
2.1 Bổ sung axit folic qua đường uống
Theo WHO, phụ nữ mang thai nên dùng tối thiểu 400mcg ( (0,4 mg) Axit Folic /ngày. Tuy nhiên, việc dư thừa Axit Folic cũng không tốt. Do đó mẹ bầu chỉ nên uống lượng Axit Folic theo chỉ định của bác sĩ khoa sản.
2.2. Bổ sung những thực phẩm chứa axit folic cho bà bầu
Bên cạnh đường uống, Axit Folic còn có thể được bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu Axit Folic mà mẹ bầu nên ăn có thể kể đến như cam, sữa và chế phẩm từ sữa, măng tây, rau bina, bông cải xanh…
Không chỉ giàu Axit Folic, cam còn cung cấp lượng lớn chất xơ và vitamin C rất tốt cho bà bầu
Mặc dù bổ sung Axit Folic bằng thực phẩm hạn chế được táo bón – tác dụng phụ phổ biến khi bổ sung Axit Folic bằng đường uống, thế nhưng lượng Axit Folic trong các loại thực phẩm không giống nhau. Vì thế, mẹ bầu vẫn nên kết hợp bổ sung Axit Folic theo đường uống và thực phẩm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Khi phụ nữ mang thai, thường dễ mắc phải bệnh táo bón. Táo bón khi mang thai đem nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số bà mẹ còn chủ quan do biểu hiện của táo bón khi mang thai không…
3. Những lưu ý khi bổ sung Axit Folic
3.1. Chưa có thai có nên bổ sung Axit Folic không?
Rất nhiều phụ nữ không nhận ra mình có thai cho đến khi thai được 6 tuần hoặc hơn. Trong khi đó, dị tật bẩm sinh xảy ra trong vòng 3 – 4 tuần đầu của thai kỳ. Chính vì thế rất nhiều người không kịp bổ sung Axit Folic khi mang thai. Để hạn chế điều này, các tổ chức y tế hàng đầu như CDC, WHO, NHS… khuyến khích tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung Axit Folic mỗi ngày.
3.2. Lượng Axit Folic cần bổ sung trong từng giai đoạn khi mang thai giống hay khác nhau?
Lượng Axit Folic trong từng giai đoạn trước, trong và sau khi sinh con có một chút khác biệt. Cụ thể:
- Nếu đang cố gắng thụ thai: 400 mcg
- Đối với 3 tháng đầu của thai kỳ: 400 mcg
- Đối với tháng thứ 4 đến tháng 9 của thai kỳ: 600 mcg
- Trong khi cho con bú : 500 mcg
3.3. Có phải bổ sung Axit Folic khi mang thai càng nhiều sẽ càng tốt cho thai nhi?
Câu trả lời là “không”. Dư thừa Axit Folic làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân có tiền sử tim mạch, tăng nguy cơ ung thư phổi, tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau này… Do đó, mẹ chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp, đồng thời cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi sử dụng.
Mẹ bầu không nên bổ sung từ 800mcg acid folic/ngày trở lên trong thời gian dài
3.4. Bao lâu nên uống Axit Folic 1 lần?
Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để uống viên folate là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn.
3.5. Cần tránh gì khi uống Axit Folic?
Tuyệt đối không uống chung Axit Folic cùng trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của viên bổ sung.
3.6. Folate và Axit Folic có giống nhau không?
Thuật ngữ “Folate” và “Axit Folic” thường được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù chúng khác nhau. Folate là một thuật ngữ chung để mô tả nhiều loại vitamin B9 khác nhau. Các loại Folate có thể bao gồm:
- Axit Folic.
- Dihydrofolate (DHF).
- Tetrahydrofolate (THF).
- 5, 10-methylenetetrahydrofolate (5, 10-Methylene-THF).
- 5-metyltetrahydrofolate (5-Methyl-THF hoặc 5-MTHF).
Bổ sung Axit Folic khi mang thai là rất cần thiết, tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ bầu sử dụng vô tội vạ. Tốt nhất, mẹ bầu nên thực hiện khám thai định kỳ và bổ sung các dưỡng chất, bao gồm cả Axit Folic theo khuyến nghị của bác sĩ.