[Giải đáp] Bầu ăn mồng tơi được không? Có an toàn cho thai nhi?

Tác giả: Huỳnh Uyên

Bầu ăn mồng tơi được không là một câu hỏi phổ biến của nhiều thai phụ, bởi đây vốn là một loại rau có tính mát và thanh nhiệt rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình, nhất là vào những ngày nắng nóng. Tuy vậy, do cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm nên vẫn phải thận trọng trong việc ăn uống. Vậy, để có câu trả lời cho vấn đề này, hãy cùng theo dõi những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết này nhé.

1. Tìm hiểu về rau mồng tơi

Mồng tơi là một loại cây dây leo quấn, cuống mập, nhớt có các lá dày hình tim mọc đan xen (hay đơn), chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai. Từ kết quả phân tích các thành phần có trong rau mồng tơi, các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên bởi mồng tơi chứa lượng lớn vitamin A, trung bình 100g chứa đến 8000 IU vitamin A, cao hơn gấp 2.5 lần so với nhu cầu vitamin A hàng ngày cơ thể cần. Thêm vào đó, mồng tơi còn chứa một lượng đáng kể các loại vitamin khác như nhóm vitamin B, canxi, photpho, đồng, kẽm hay magie. Chính vì vậy, rau mồng tơi được đánh giá là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời mà lại vô cùng gần gũi, dễ trồng dễ ăn.

bà bầu ăn mồng tơi được không

Rau mồng tơi là một món ăn dân dã, có tính mát, được ưa chuộng trong mùa nóng

2. Bà bầu ăn mồng tơi được không? Có an toàn không?

Có thể nói, nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, phong phú có trong rau mồng tơi mà loại rau này được liệt vào danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu. Song, để giúp mọi người có câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc “Bà bầu ăn mồng tơi được không?” thì hãy cùng tìm hiểu qua những lợi ích dưới đây nhé:

2.1. Cải thiện tình trạng táo bón

Táo bón thai kỳ là tình trạng thường gặp ở thai phụ nhưng lại rất hay bị xem nhẹ, chủ quan. Thực chất, nếu không chữa kịp thời, nó có thể là nguyên nhân phát sinh hoặc làm tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,… thậm chí khiến mẹ bầu kém hấp thu dưỡng chất từ đó gây suy dinh dưỡng bào thai, sảy thai, đẻ non.

Để cải thiện táo bón khi mang thai, mẹ hãy bổ sung thêm rau mồng tơi vào thực đơn của mình. Bởi hàm lượng chất xơ và chất nhầy pectin trong mồng tơi sẽ kích thích nhu động ruột, giúp hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru, từ đó góp phần giải quyết tình trạng này ở bà bầu.

2.2. Tăng cường đề kháng

Trong thai kỳ, cơ thể bà bầu thường rất yếu, không kể khả năng miễn dịch cũng bị suy giảm nên rất dễ bị virus gây bệnh truyền nhiễm tấn công. Để tăng cường đề kháng, không gì tuyệt vời hơn bằng việc mẹ nên ăn rau mồng tơi 2 – 3 lần/tuần. Vì theo ước tính, trung bình 100g rau mồng tơi chứa đến 102mg vitamin C (vượt nhu cầu vitamin C hàng ngày ở người trưởng thành).

bà bầu ăn mồng tơi được không

Chỉ với một tô canh mồng tơi đã cung cấp cho cơ thể 102mg vitamin C

2.3. Giúp sáng mắt, ngừa da sạm nám

Nếu bạn đang thắc mắc bầu ăn mồng tơi được không thì sẽ có câu trả lời ngay sau đây thôi. Theo đó, việc ăn rau mồng tơi sẽ cung cấp vitamin A cho cơ thể, một vi chất dinh dưỡng giúp cải thiện thị lực. Đồng thời, vitamin A còn được xem là chất chống lão hóa tốt nhất, xóa mờ nếp nhăn và cải thiện tình trạng sạm nám da do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ.

2.4. Bổ sung sắt và axit folic

Sắtaxit folic là hai dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Theo y học đã chứng minh, việc thiếu sắt và axit folic là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đẻ non và dị tật thai nhi. Vì vậy, để ngăn ngừa điều này, bà bầu cần ăn đa dạng thực phẩm giàu chất sắt, trong đó rau mồng tơi là sự lựa chọn hoàn hảo. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, trong 100g rau mồng tơi có chứa đến hơn 1.2mg sắt và 140 μg axit folic, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp thai nhi được phát triển toàn diện.

2.5. Cung cấp lượng canxi thiết yếu

Để đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển hệ xương, răng của thai nhi, nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai tăng đáng kể. Nếu thiếu canxi, thì hiện tượng đau cơ, chuột rút ở mẹ bầu và thai nhi chậm phát triển, còi xương là điều không thể tránh khỏi. Chính lúc này, đừng lăn tăn với câu hỏi “Bà bầu ăn mồng tơi được không?” nữa mà hãy nấu ngay món canh gần gũi này, vì trong 100g rau mồng tơi chứa khoảng 109mg canxi – đây sẽ là một trong những nguồn cung canxi dồi dào cho thai phụ.

bà bầu ăn mồng tơi được không

Bầu 3 tháng ăn mồng tơi được không? Món ăn này mang lại lượng lớn canxi tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai

2.6. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng tăng cao là nỗi lo lắng của nhiều thai phụ. Nhưng đừng lo lắng, giờ đây bà bầu có thể khắc phục được điều này bởi rau mồng tơi có lượng lớn dưỡng chất giúp mẹ bầu vừa no lâu lại vừa đủ chất, nhờ đó giảm lượng cholesterol và kiểm soát được cân nặng của mình.

3. Lưu ý khi ăn rau mồng tơi mẹ bầu cần biết

Với những lợi ích kể trên đây, có thể nói rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bà bầu có thể thoải mái sử dụng rau mồng tơi trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi thì bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có mặt hại nếu tiêu thụ quá nhiều. Dưới đây là một số lưu ý mẹ không nên bỏ qua:

  • Chọn mua rau ở các cửa hàng uy tín để tránh việc rau nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu độc hại.
  • Rau mồng tơi vốn có tính hàn, nhuận tràng nên những bà bầu bụng yếu, đại tiện lỏng không nên ăn vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
  • Nên vệ sinh răng sạch sẽ sau bữa ăn có rau mồng tơi, do rau có tính nhớt nên thể làm xảy ra hiện tượng muối kết tủa oxalat gây mảng bám trên răng.
  • Không ăn rau mồng tơi sống sẽ gây đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu.

4. Bỏ túi ngay 3 món ăn thơm ngon, dễ nấu từ rau mồng tơi

4.1. Canh cua mồng tơi mướp

Canh mồng tơi chắc không còn xa lạ với mọi người nữa rồi phải không nào. Nhất là rau mồng tơi được nấu cùng với cua đồng, tôm, thịt xay… Đặc biệt là vào những ngày hè trời oi bức thì món canh này quả thật là món giải nhiệt vừa no bụng lại vừa đủ chất.

Nguyên liệu:

  • 300g cua đồng xay
  • 1 bó mồng tơi
  • 1 quả mướp
  • Gia vị: muối, đường, bột nêm, mì chính (bột ngọt)

Cách làm:

  • Mồng tơi nhặt bỏ lá già, hư, rửa sạch, thái nhỏ tùy ý. Mướp gọt vỏ, xắt khúc ngắn vừa ăn.
  • Cho 1 tô nước vào cua, bóp nhuyễn cho tơi rồi lược qua rây, lọc bỏ bã, lấy nước.
  • Đun sôi nước cua, cho rau và mướp vào. Canh sôi lần nữa thì nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

4.2. Bò xay xào rau mồng tơi

Có phải bạn đã quá chán với những món canh rau quen thuộc, muốn đổi mới khẩu vị? Đừng bỏ qua món mặn bò xay xào rau mồng tơi này nhé, bảo đảm với độ dai dai sần sật của thịt bò trộn cùng cảm giác mềm giòn của rau sẽ khiến mẹ ăn ngon miệng hơn đấy.

  • 200g bò xay sốt cà.
  • 1 bó rau mồng tơi.
  • 1 tép tỏi.
  • Hành khô.

Cách làm:

  • Tỏi và hành khô rửa sạch, bóc vỏ và thái mỏng, sau đó bỏ lên một cái thớt và đập dập bằng dao.
  • Lấy chảo cho thêm một ít dầu ăn, đến khi dầu sôi thì bỏ hành và tỏi phi lên đến khi có mùi thơm là được.
  • Bước tiếp theo, cho bò xay sốt cà vào và đảo đều cho săn lại. Sau đó cho rau mồng tơi vào cùng và xào vừa chín tới là được. Cuối cùng, múc canh ra đĩa và bắt đầu thưởng thức.

bà bầu ăn mồng tơi được không

Bò xào mồng tơi ăn cùng cơm nóng hổi chắc chắn sẽ khiến bạn phải “vét” cạn nồi cơm luôn đấy

4.3. Mồng tơi xào tỏi

Nếu trong tủ lạnh bạn chỉ còn có rau mồng tơi và không biết nên chế biến như thế nào để chuẩn bị cho bữa cơm thì hãy thử làm mồng tơi xào tỏi. Đây là món ngon từ rau mồng tơi đơn giản, dễ làm được nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu:

  • 1 bó mồng tơi
  • Vài tép tỏi đập dập
  • Gia vị nêm: muối, đường, bột nêm, mì chính (bột ngọt)

Cách làm:

  • Mồng tơi nhặt bỏ lá già, hư, giữ lấy lá non và ngọn, rửa sạch, để ráo.
  • Phi tỏi vàng thơm với dầu ăn, cho mồng tơi vào đảo nhanh tay trên lửa lớn. Nêm gia vị vừa ăn, đảo đến khi chín thì gắp ra dùng nóng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu ăn mồng tơi được không?”, với những giá trị tuyệt vời của rau mồng tơi mang lại thì đây đúng là một loại thực phẩm mang lại giá trị rất là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với các mẹ bầu và mẹ sau sinh. Đặc biệt hơn, với những gợi ý món ăn trong bài viết, chắc hẳn đã giúp mẹ có thể lên thực đơn chế biến cực kỳ dễ dàng để tận hưởng tối đa tác dụng tuyệt vời của loại rau này. Chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng nhé!

>>>Xem thêm: Bà bầu ăn vải được không? Nên ăn bao nhiêu thì tốt?

Xem thêm