10 mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả

Tác giả: Đồng Nguyễn

Trẻ gắt ngủ xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Vậy hãy cùng tìm hiểu mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, cùng với đó là các biện pháp khoa học mà mẹ không nên bỏ qua trong bài viết dưới đây. 

1. Vì sao trẻ gắt ngủ?

Hiện tượng trẻ gắt ngủ khóc dữ dội là dấu hiệu và cách để trẻ thể hiện cảm xúc khó chịu của bản thân. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là:

  • Vấn đề về tiêu hóa: Chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khiến con cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng gắt ngủ. Ngoài ra, với trẻ bú sữa công thức, đạm sữa khó tiêu khiến con khó hấp thu dưỡng chất, từ đó dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến trẻ gắt ngủ. 
  • Trẻ đang làm quen với môi trường mới: Những tháng đầu đời, trẻ chưa quen thuộc với thế giới xung quanh (tiếng động, ánh sáng,…). Vì vậy, con cảm thấy bất an, khó chịu và thể hiện cảm xúc bằng cách khóc lớn, quấy khóc và ngủ không sâu giấc.
  • Giấc ngủ ngắn và thất thường: Chu kỳ của trẻ sơ sinh thường ngắn, không sâu giấc như người trưởng thành. Cùng với đó, trẻ còn dễ bị giật mình, thức vào ban đêm đòi bú hoặc thay bỉm làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến con dễ cáu gắt.
  • Quá no hoặc quá đói: Nếu trẻ bú không đúng với nhu cầu, có thể khiến bé bú quá ít hoặc quá nhiều sữa dẫn đến việc con thường cảm thấy không thoải mái, khó chịu và gắt ngủ.
  • Môi trường ngủ không lý tưởng: Để có thể đi vào giấc ngủ êm ái, trẻ cần môi trường ít ánh sáng, yên tĩnh và ấm áp. Vì thế, nếu phòng ngủ của trẻ có quá nhiều tiếng động, ánh sáng mạnh hoặc kích thích nhiều trước khi ngủ (cười đùa, chơi quá vui,..) sẽ khiến trẻ sơ sinh bị gắt ngủ.
  • Giờ giấc sinh hoạt không hợp lý: Lịch trình sinh hoạt không cụ thể khiến giờ giấc sinh hoạt của bé bị đảo lộn. Ngoài ra, trẻ không được hình thành dấu hiệu báo trước khi đi ngủ (ôm ấp, đọc sách, trò chuyện, uống sữa,…) khiến bé cảm thấy khó chịu và hay gắt ngủ. 
  • Tuần khủng hoảng (wonder week): Vào giai đoạn này, trẻ thường trở nên khó chịu, dễ cáu gắt và khó đi vào giấc ngủ hơn những ngày bình thường.
  • Vấn đề sức khỏe: Trẻ có thể đang gặp phải các bệnh như viêm họng, cảm, sốt, sổ mũi, cảm lạnh,… cùng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ gắt ngủ quấy khóc.

mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cáu gắt khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sinh lý, vấn đề tiêu hóa,… 

2. Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là các mẹo con hết gắt ngủ mà mẹ không thể bỏ qua, cụ thể là: 

2.1 Làm gối từ đinh lăng

Đinh lăng là loại thuốc trong y học cổ truyền có công dụng trong chữa các bệnh như ho, thông sữa, thông tiểu, kiết lỵ, tắc sữa, đau nhức xương khớp,… Đặc biệt, đinh lăng có hương thơm dịu nhẹ, ấm áp có thể giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn. 

2.2 Đặt vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ

Cam, chanh, quýt có mùi thơm dễ chịu, đặc biệt là tinh dầu của các loại quả này có tác dụng trong việc điều hòa lưu thông máu, an thần giúp trẻ có thể ngủ một giấc sâu. Mẹ có thể đặt vỏ quýt ở đầu giường (nôi) trẻ ngủ, 4 góc phòng của bé.

trẻ gắt ngủ

Mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể bỏ vỏ quýt, cam vào trong phòng của bé. 

2.3 Treo tỏi ở đầu giường

Đây là mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh được các bà, các mẹ “truyền tai” đến ngày nay. Theo dân gian, việc treo tỏi đầu giường sẽ giúp xua đuổi tà khí và một số loại côn trùng khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ, từ đó giúp bé ngủ ngon giấc hơn.  

2.4 Dùng cành dâu tằm

Người xưa thường dùng những cành dâu tằm xanh treo trước phòng ngủ của trẻ với quan niệm rằng đây là loại cây giúp xua đuổi tà khí, ma quỷ giúp hạn chế tình trạng giật mình của bé khi ngủ. 

2.5 Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu

Mẹo dân gian giúp con hết gắt ngủ cuối cùng là xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu trước khi cho trẻ ngủ. Điều này vừa giúp phòng ngủ của bé được ấm áp và có hương thơm dịu nhẹ, vừa có tác dụng khử khuẩn, mùi hôi. Nhờ đó hỗ trợ bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Lưu ý: Những cách trị gắt ngủ ở trẻ sơ sinh bằng dân gian chỉ là truyền miệng và kinh nghiệm, chưa được khoa học chứng thực. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp trên.  

3. Cách khắc phục trẻ sơ sinh gắt ngủ theo khoa học

Bên cạnh các mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể áp dụng cách khoa học sau:

3.1 Chọn sữa êm dịu với hệ tiêu hóa của trẻ

Trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bởi sữa mẹ có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm, kháng thể, lợi khuẩn, vitamin cùng các chất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt, khi bú sữa mẹ trẻ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn nhờ nhiệt độ và vòng ôm của mẹ khiến con cảm thấy an tâm. 

Tuy nhiên, trường hợp mẹ bị tắc sữa, không đủ sữa, ít sữa,… trẻ phải dùng sữa công thức để thay thế, mẹ nên ưu tiên chọn cho bé loại sữa có đạm mềm, dễ tiêu giúp con có một giấc ngủ trọn vẹn. Được biết, sữa Friso Gold là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng trong việc hỗ trợ trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe và giấc ngủ ngon.

Khi dùng sữa Friso Gold, trẻ có cảm giác êm bụng, êm giấc, ngủ sâu hơn, từ đó hỗ trợ giảm tình trạng trẻ quấy khóc đêm, gắt ngủ giúp mẹ yên tâm nhờ cấu trúc đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên. Cùng với đó, sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu dễ dàng các dưỡng chất, đi tiêu đều đặn, khuôn phân đẹp và ngăn ngừa các tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,… Sở dĩ làm được điều này là bởi Friso Gold đã ứng dụng quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn đến hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên. Đặc biệt, sữa Friso Gold còn có vị thanh nhạt, tự nhiên phù hợp với khẩu vị giúp con bú ngon miệng hơn nhờ thành phần sữa không chứa đường sucrose.  

Mẹ có thể đặt mua sữa Friso Gold chính hãng TẠI ĐÂY nhé!

trẻ sơ sinh gắt ngủ

Sữa Friso Gold với đạm sữa mềm, ít biến tính giúp trẻ êm bụng, êm giấc sau khi dùng. 

3.2 Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ

Trẻ cáu gắt khi ngủ có thể do thói quen sinh hoạt không điều độ và hợp lý, chính vì vậy mẹ cần lập thời khóa biểu cho trẻ càng cụ thể càng tốt. Việc này sẽ giúp hình thành thói quen ăn, ngủ đúng giờ. Để thực hiện được mẹo con hết gắt ngủ này, mẹ nên:

  • Quan sát chu kỳ ngủ của trẻ để xác định thời gian trẻ thức và có dấu hiệu buồn ngủ lại.
  • Xác lập thời gian ngủ ban đêm cố định cho trẻ để cân bằng nhu cầu sinh lý của con.
  • Xác lập thời gian ngủ ban ngày nhằm tránh tình trạng trẻ ngủ ngày, thức đêm. 
  • Giữ lịch trình đều đặn để tạo thói quen ngủ tốt cho trẻ. 

3.3 Cho bé no bụng trước khi ngủ

Việc cho trẻ bú no sẽ giúp bé cảm thấy dễ dàng buồn ngủ và thoải mái cho một giấc sâu. Để thực hiện cách dỗ trẻ gắt ngủ này, mẹ nên bế để cho trẻ bú no, khi con có các dấu hiệu buồn ngủ thì nhẹ nhàng đặt trẻ xuống giường (trước khi ngủ), tiếp đến có thể vỗ nhẹ (xoa lưng) để ru bé ngủ. 

3.4 Tạo môi trường thoải mái cho bé ngủ

Môi trường lý tưởng hạn chế việc trẻ gắt ngủ cần có không gian yên tĩnh, không có tiếng động lớn (ánh sáng mạnh), độ ẩm (nhiệt độ) phù hợp, tránh gió lùa và có quá nhiều người. Ngoài ra, mẹ nên đặt trẻ ở vị trí ngủ cố định, ga trải giường mềm mịn, khô thoáng, quần áo ngủ mỏng nhẹ và giữ ấm tốt giúp bé có giấc ngủ sâu. 

trẻ mấy tháng hết gắt ngủ

Sau khi bé ngủ, mẹ nên giảm tối đa ánh sáng đèn và tiếng ồn trong phòng giúp bé sâu giấc hơn. 

3.5 Những cách khác 

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các cách dỗ em bé gắt ngủ khác như sử dụng âm nhạc ngủ (nhạc không lời, tiếng mơ,…), không nên cho trẻ bú khi đã ngủ say, không rung lắc để ru bé ngủ, quan sát dấu hiệu bé buồn ngủ,… 

4. Khi nào cần đưa em bé gắt ngủ đến gặp bác sĩ?

Trẻ gắt ngủ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu như sụt cân, bỏ bú (bú ít), tiêu chảy, mệt mỏi,… Ngoài ra, khi theo dõi trẻ mẹ thấy con ngủ quá ít so với lứa tuổi, thiếu ngủ và nghi ngờ con bị rối loạn giấc ngủ. 

5. Những câu hỏi thường gặp

Để có nhiều thông tin hơn về vấn đề trẻ gắt ngủ, từ đó có những giải pháp phù hợp, mẹ có thể tham khảo một số câu hỏi và giải đáp dưới đây:

5.1 Biểu hiện trẻ sơ sinh gắt ngủ là gì?

Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có một biểu gắt ngủ khác nhau như nằm im, nhìn chằm chằm một vị trí cố định, khóc rấm rứt một lúc lâu, gào khóc, quấy khóc,… 

5.2 Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?

Tùy vào cơ địa và sinh lý ở mỗi trẻ mà tình trạng này có thể kéo dài khác nhau. Vì vậy, nếu tình trạng bé gắt ngủ kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

5.3 Trẻ gắt ngủ, khó ngủ là do thiếu chất gì?

Trẻ sơ sinh bị gắt ngủ, khó ngủ có thể do thiếu các chất như sắt, magie, vitamin D, canxi,… Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý bổ sung các chất này cho trẻ mà cần được sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh, cùng với đó là các cách khắc phục theo hướng khoa học. Mẹ có thể kết hợp hình thức dân gian và khoa học để tìm kiếm giải pháp phù hợp nhất với bé yêu của mình.

Xem thêm