[Giải đáp] Bé bị sốt nên ăn gì để hạ sốt nhanh, mau khỏi bệnh
Tác giả: Huỳnh Uyên
Bé bị sốt nên ăn gì mới mau hạ sốt, giải nhiệt cơ thể là thắc mắc chung của nhiều ông bố bà mẹ. Bởi khi nhận thấy con yêu có dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, thân nhiệt tăng cao, chán ăn… thì không ai là không lo lắng. Mặc dù việc cho trẻ ăn những bữa bình thường cũng đã tốt cho sức khỏe, nhưng nếu con bạn mất nhiều năng lượng đi kèm quấy khóc thường xuyên, hãy thử những thực phẩm bổ dưỡng sau đây để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
1. Bật mí 7 thực phẩm bé bị sốt nên ăn để nhanh khỏi nhất
1.1. Cháo
Hầu hết, mỗi khi thắc mắc bé bị sốt nên ăn gì, nhiều người thường khuyên nên nấu cháo để các bé ăn giải cảm. Thật vậy, món ăn cơ bản này là “liều thuốc thần kỳ” giúp bé lấy lại sức chống chọi với bệnh tật. Bằng cách kết hợp cùng thịt, cá, rau củ quả mẹ không chỉ đem lại một món ăn giàu năng lượng mà còn rất dồi dào protein, dễ tiêu hóa. Lưu ý, để tạo cảm giác ngon miệng hơn, khi nấu mẹ không nên nêm nếm quá nhiều gia vị và muối, hãy giữ nó đơn giản và cho bé ăn khi còn nóng.
1.2. Sữa mẹ & sữa công thức
Nếu con bạn vẫn đang bú mẹ, hãy để trẻ bú thường xuyên hơn trong thời gian bị bệnh. Để lý giải cho việc này là do thông qua nước bọt của bé, ngực của bạn có thể cảm nhận được những biến đổi trong cơ thể khi bé đang chống chọi với nhiễm trùng. Sau đó, thành phần của sữa mẹ sẽ thay đổi, cung cấp nhiều kháng thể hơn giúp cơ thể bé “chiến đấu” với tình trạng trên và hạ sốt.
Tương tự, sữa công thức ngày nay cũng chứa rất nhiều dưỡng chất, cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ. Hơn nữa, các loại sữa đều được xây dựng với hương và mùi vị nhạt thanh gần giống sữa mẹ, thế nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho bé uống, rất phù hợp với những mẹ ít, kém tiết sữa.
Cảm giác thoải mái, êm ái trong vòng tay mẹ cũng giúp tình trạng sốt ở trẻ chuyển biến tích cực hơn
Sữa công thức nào giống sữa mẹ nhất là câu hỏi được phụ huynh quan tâm hiện nay. Theo đó, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn đầu đời, nhưng đối với trường hợp mẹ không đủ sữa nuôi con thì lúc này, sữa…
1.3. Trái cây và rau xay nhuyễn
Một trong thứ đơn giản nhất mà bé bị sốt nên ăn là trái cây và rau xay nhuyễn. Bạn có thể chọn loại trái cây hoặc rau củ nào tùy ý theo sở thích của bé. Chẳng hạn như, táo đỏ, chuối & hạt quinoa; mãng cầu và táo; bơ mix chuối hay khoai tây, bí đỏ nghiền… vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất vừa giúp bé thay đổi khẩu vị.
1.4. Nước dừa
Trẻ bị sốt uống nước dừa được không? Là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm. Để giải đáp vấn đề này, mẹ nên biết một điều rằng từ xưa đến nay, nước dừa được đánh giá là thức uống có tính giải nhiệt, hỗ trợ cung cấp một nguồn chất điện giải tự nhiên tuyệt vời. Thêm vào đó, hương vị ngọt nhẹ, thanh mát của nước dừa có thể giúp các bé chán ăn (khi bị bệnh) kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Chính vì thế, khi con bạn bị sốt, hãy cố gắng bổ sung nước dừa để giúp con hạ nhiệt độ cơ thể mẹ nhé.
1.5. Kem que trái cây
Có phải bạn đang băn khoăn không biết nên cho bé bị sốt ăn gì? – Hãy thử ngay những món ăn đông lạnh nhỏ này. Chỉ cần xay nhuyễn trái cây tươi, đổ vào khuôn kem que và đông lạnh, bạn đã có ngay cho bé một món tráng miệng chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng để chống lại nhiễm trùng. Đồng thời, sự mát mẻ của những que kem nhiệt đới này cũng giúp hạ nhiệt cơ thể của bé khá tốt.
Kem que trái cây tự làm là thực phẩm ngon để hạ sốt cho bé hữu hiệu so với kem ở cửa hàng chứa nhiều đường và màu nhân tạo
1.6. Mật ong(*)
Hầu hết mật ong hữu cơ nguyên chất ngày nay đều được đóng gói với các hợp chất chống vi khuẩn nên rất dễ để tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng nào. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, mật ong có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch tăng cường hoạt động để chống lại virus xâm nhiễm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mật ong làm dịu cơn ho hiệu quả hơn so với các loại thuốc ho theo toa. Do đó, nếu bạn lo lắng bé bị ho sốt nên ăn gì thì đừng bỏ qua mật ong – thực phẩm đặc biệt tốt để hạ sốt và ngăn ngừa nhiễm trùng cổ họng.
(*) Mật ong chỉ có thể cho trẻ ăn khi đã được khoảng 6 tháng tuổi.
1.7. Bột yến mạch
Còn gì dễ chịu hơn khi mà bé bị sốt được ăn một bát bột yến mạch mềm mịn, béo ngậy. Nhưng ngoài điều này, bột yến mạch còn là nguồn cung cấp vitamin E tự nhiên, dồi dào chất chống oxy hóa polyphenol và chất xơ beta-glucan góp phần thúc đẩy hệ miễn dịch tối ưu.
Để có kết quả tốt nhất, mẹ nên sử dụng yến mạch nguyên hạt để nấu cháo hoặc rắc lên sữa chua để bé ăn kèm
2. Đâu là thực phẩm bé bị sốt cần tránh?
Bên cạnh việc nắm danh sách những món giúp bé hạ sốt thì mẹ cũng cần biết được đâu là thực phẩm bé bị sốt không nên ăn gì. Theo đó, trẻ bị sốt kiêng ăn một số loại thực phẩm sau:
- Thức ăn cứng: Nếu cơn sốt của con là do cổ họng bị sưng, tốt nhất bạn nên tránh những thứ như bánh quy giòn, khoai tây chiên và các loại thức thô cứng khác. Chúng không phải là lựa chọn tốt để làm thức ăn hạ sốt cho trẻ bởi có thể gây kích ứng cổ họng, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Thực phẩm chế biến: Chế độ ăn ít dưỡng chất, nhiều chất béo bão hòa và đường hay đồ ăn vặt sẽ không có lợi để giúp hệ thống miễn dịch của con bạn chống lại virus nhiễm trùng đang gây sốt. Vì vậy, đừng nuông chiều bé quá mức mà hãy tránh xa chúng, nhất là trong giai đoạn này.
- Đồ uống có gas, chứa caffeine: Mặc dù con bạn có thể không uống trà hoặc cà phê, tuy vậy đồ uống có gas và nước ngọt chứa caffeine không chỉ nạp lượng lớn đường vào cơ thể mà còn khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng.
Thực phẩm nhiều đường nhân tạo như bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng sẵn có thể gây ức chế hệ miễn dịch
3. Hướng dẫn cho trẻ bị sốt ăn đúng cách
Phần lớn, nếu trẻ bị sốt, cảm cúm nhẹ mẹ không cần áp dụng chế độ ăn kiêng đặc biệt hay kiêng khem quá mức. Các hướng dẫn chung sau đây sẽ giúp mẹ biết cách cho con ăn đúng khi bé bị sốt:
– Khuyến khích bé uống nhiều hơn
Điều quan trọng là mẹ phải cố gắng cấp nhiều nước hơn cho bé nhằm ngăn ngừa mất nước, bất kể là bé bị sốt, nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh, cúm hoặc viêm phế quản, hoặc bệnh đường tiêu hóa đi kèm tiêu chảy…
Theo đó, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể uống bao nhiêu lần tùy thích, trừ khi có đề nghị khác từ bác sĩ. Đối với trẻ lớn hơn bắt đầu ăn dặm, hãy cho trẻ ăn lỏng và thức ăn có hàm lượng nước cao như nước trái cây ép pha loãng một nửa với nước, có thể thêm gelatin (gọi tắt là kem que trái cây). Riêng trường hợp bé bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều, bác sĩ có thể đề nghị một loại chất lỏng bù nước (chất điện giải) phù hợp với trẻ nhỏ.
Cần lưu ý, không nên mua đồ uống điện giải thể thao tại cửa hàng, bởi chúng thường chứa nhiều đường, nguy cơ cao làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn. Thay vào đó, mẹ có thể thử bằng nước dừa, sữa, nước ép, sinh tố trái cây tự làm.
Khuyến khích trẻ uống chất lỏng thường xuyên trong ngày với liều lượng tùy thích, thậm chí một vài ngụm mỗi lần đều tốt
– Đừng cố gắng ép bé phải ăn
Việc này có thể đi ngược lại bản năng làm mẹ của bạn, nhưng nếu bé không muốn ăn, đừng ép chúng. Đồng thời, nên ghi chép lại thời gian bé nhịn ăn để kịp thời thông báo với bác sĩ nhi khoa về tình trạng ăn uống của bé nếu có chuyển biến xấu.
Thông thường, trẻ sơ sinh có xu hướng lấy những gì chúng muốn khi cần thiết, và một khi chúng khỏi bệnh, sự thèm ăn cũng theo đó phục hồi lại. Chính vì vậy, đừng quá ngạc nhiên nếu con bạn bỗng chốc trở thành một siêu nhân ăn nhiều, bởi đây là lúc trẻ đã nói lời “tạm biệt” với cơn sốt đấy.
– Phục vụ món ăn bé yêu thích
Khi con bị ốm, có một số loại thực phẩm trông hấp dẫn hơn trong khi những loại khác thì không – giống như những lúc bạn bị ốm. Trường hợp này, hãy lựa chọn thức ăn có mùi vị nhạt như bánh mềm và mì ống làm từ bột mì trắng tinh chế. Đặc biệt, nên chế biến những món bé yêu thích để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn nhiều hơn nhé.
Trên đây là những thực phẩm có tác dụng giúp bé giải nhiệt, hạ sốt nhanh mà mẹ có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn có lời giải đáp cho câu hỏi “Bé bị sốt nên ăn gì?”. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn bổ dưỡng, bạn nên kiên nhẫn và cho bé ăn với số lượng ít rồi từ từ tăng dần lên. Ngoài ra, nếu con bạn hoàn toàn không muốn ăn thì bạn phải mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất bởi tình trạng chán ăn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng khác ngoài sốt.