6 cách xử lý rối loạn tiêu hoá ở trẻ hiệu quả mẹ cần biết

Tác giả: Huỳnh Uyên

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ em là một trong những triệu chứng rất phổ biến, xuất hiện ở đa dạng độ tuổi. Bệnh sẽ có thể điều trị trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên vì thế mà chủ quan với tình trạng này, vì bệnh hoàn toàn có nguy cơ diễn tiến nặng hơn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ.

1. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hoá là một triệu chứng phản ánh sức khoẻ tiêu hoá. Tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày cũng như sự phát triển của trẻ. Một số triệu chứng phổ biến liên quan đến rối loạn tiêu hoá ở trẻ bao gồm: Đau bụng, viêm ruột kết, táo bón, viêm thực quản, hội chứng ruột ngắn…

rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hoá là trình trạng rất phổ biến ở trẻ hiện nay

>> Tham khảo: Top sữa dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

2. Những dạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

  • Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan (EGID)

Rối loạn tiêu hoá tăng bạch cầu ái toan là một dạng rối loạn do các tế bào bạch cầu thừa trong đường tiêu hoá của trẻ. Triệu chứng phổ biến đó là trẻ gặp khó khăn khi nuốt, vì chúng sẽ khiến cổ họng trẻ bị viêm, sưng, gây đau và khó chịu.

  • Bệnh Celiac (Không dung nạp Gluten)

Trẻ bị bệnh celiac có phản ứng nghiêm trọng khi ăn những thực phẩm chứa gluten, một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Hiện tượng rối loạn này có thể làm huỷ hoại ruột non của trẻ, khiến trẻ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

  • Bệnh viêm ruột (IBD)

Tình trạng viêm ruột thường xảy ra ở những trẻ trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh gồm 2 dạng rối loạn tiêu hoá chính đó là: Viêm loét đại tràng (gây sưng đại tràng) hoặc Bệnh Crohn (có nguy cơ ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan tiêu hoá nào của trẻ). Bệnh viêm ruột còn có nguy cơ cao làm trẻ bị sỏi thận, xương yếu hoặc mắc các bệnh về gan.

  • Lồng ruột

Tình trạng tắc ruột này xảy ra khi một phần của ruột gập vào phần khác. Đây cũng chính là triệu chứng xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ.

  • Volvulus

Volvulus là trường hợp khẩn cấp y tế này xảy ra khi ruột của trẻ tự xoắn lại, chặn dòng chất thải. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể khiến nguồn cung cấp máu cũng bị cắt.

  • Hội chứng ruột ngắn

Với tình trạng này, trẻ không có đủ độ dài ruột để hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và chất lỏng. Các nguyên nhân khác của hội chứng ruột ngắn là: Bệnh Crohn; Lồng ruột; Mạch máu bị tắc, có thể làm chậm lưu lượng máu đến ruột; Tổn thương ruột…

rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rối loạn tiêu hoá ở trẻ 6 tháng tuổi

Với những trẻ mắc hội chứng ruột ngắn sẽ không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn

Tiêu chảy thường là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này. Hội chứng ruột ngắn có thể dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận và phát ban tã nghiêm trọng.

5 dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ nhỏ nhanh chóng

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ hiện nay không phải là một căn bệnh hiếm gặp. Bệnh thường gây ra tình trạng mất nước và điện giải của cơ thể khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao li bì nhiều ngày liền. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi…

3. Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp

Hầu hết các triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ có thể được khắc phục nhanh chóng. Song, nếu tình trạng của trẻ diễn tiến nghiêm trọng hơn, trẻ nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cụ thể, trẻ có nguy cơ gặp những hiện tượng sau:

3.1. Nôn mửa

Trẻ em có thể bị nôn mửa vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn, trẻ nhiễm virus, say tàu xe, ngộ độc thực phẩm… Trẻ cũng có nguy cơ nôn mửa do mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm ruột thừa, tắc ruột.

Liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con bạn bị nôn nhiều lần, có máu hoặc mật trong chất nôn hoặc nếu trẻ dưới 6 tuổi. Đối với trẻ lớn hơn, nếu chúng bị nôn nhiều hơn hai lần trong khoảng thời gian 24 giờ, hoặc chất nôn có máu hoặc mật. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu có kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu mất nước.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ em điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Nôn mửa là một trong những triệu chứng khi tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề

3.2. Táo bón, đau bụng hoặc tiêu chảy

Chế độ ăn ít chất xơ, thiếu nước hoặc ít tập thể dục, hội chứng ruột kích thích, thói quen đi tiêu kém, tiểu đường hoặc dùng thuốc có thể khiến trẻ bị táo bón. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu con bạn không đi tiêu ít nhất một lần mỗi ngày, nếu có máu trong phân hoặc mất thời gian đi tiêu nhiều hơn bình thường.

Mách bạn những thực phẩm bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón

Trẻ em mắc chứng táo bón bởi rất nhiều nguyên nhân như bữa ăn thiếu chất xơ, bé uống ít nước, ít vận động… Trong đó, có đến 95% trẻ em bị táo bón xuất phát từ chế độ ăn thiếu chất xơ. Vì thế, để khắc phục tình trạng…

3.3. Rối loạn ăn uống

Biểu hiện phổ biến của rối loạn ăn uống đó là chán ăn hoặc ăn vô độ. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên, song cũng có thể xảy ra ở trẻ em ở mọi lứa tuổi, thậm chí là trẻ 5 tuổi. Nếu con bạn tăng cân kém, nôn mửa hoặc nôn khan khi ăn một số loại thực phẩm, nếu trẻ bị ợ chua hoặc đau bụng khi ăn, hoặc bị đau bụng trong hoặc sau bữa ăn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

4. 6 cách cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ đơn giản

4.1. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều

Hãy giữ cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Cụ thể, trẻ nên ăn theo khẩu phần ăn thích hợp theo độ tuổi. Phụ huynh nên theo dõi kỹ chế độ ăn uống của con để đảm bảo con được ăn đầy đủ, không bị đói nhưng cũng không no đến mức hệ tiêu hoá không thể xử lý được.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì

Đảm bảo chế độ ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không vượt quá khẩu phần tiêu  chuẩn

4.2. Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất xơ

Giữ cho đường ruột của con khoẻ mạnh bằng cách bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm giàu chất xơ. Cụ thể, phụ huynh có thể cho trẻ ăn nhiều đậu, quả mọng, ngũ cốc…

rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có sốt không

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá

TOP 7 loại sữa bổ sung chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Cho trẻ uống sữa có nhiều chất xơ là cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tránh tình trạng khó tiêu, táo bón gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất. Vậy đâu là sữa bổ sung chất xơ cho bé mà bố mẹ nên lựa chọn? Bài…

4.3. Uống nhiều nước

Hãy đảm bảo cho trẻ uống đủ nước một ngày. Điều này đặc biệt quan trọng khi trẻ sống trong vùng khí hậu nóng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể uống nhiều sữa để hỗ trợ sức khoẻ đường ruột.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trẻ nặng 10kg nên uống đủ 1 lít nước mỗi ngày

4.4. Rèn luyện thói quen tập thể dục

Hãy để trẻ tập thể dục ở công viên hay sân nhà. Qua đó trẻ sẽ có cơ thể khoẻ mạnh, thúc đẩy vi khuẩn có lợi hoạt động hiệu quả trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi tập thể dục, endorphin được giải phóng, làm giảm căng thẳng, từ đó hệ thống đường ruột của trẻ được cải thiện. Nếu trẻ được tập thể dục vào sáng sớm, trẻ có thể hấp thụ lượng vitamin D thiết yếu cho xương cũng như lượng canxi cho sức khỏe da, tóc.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 1 tuổi

Rèn luyện tập thể dục cho trẻ từ khi còn nhỏ

4.5. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi

Cụ thể, các cha mẹ có thể cho con ăn nhiều sữa chua, miso. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi. Từ đó cải thiện hệ thống đường ruột của trẻ.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Sữa chua có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của trẻ

Top 8 sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém tốt nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa dành cho bé có hệ tiêu hóa kém. Vậy sản phẩm nào tốt và phù hợp với bé yêu? Trong bài viết sau đây, SỮA NÀO TỐT sẽ giới thiệu đến các mẹ 8 sản phẩm sữa được tin…

Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh nhận biết rõ hơn về tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Nhìn chung, tình trạng này có thể được khắc phục trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu phụ huynh nhận thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng, hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/roi-loan-tieu-hoa-o-tre-em-nguyen-nhan-va-dau-hieu

Xem thêm