Trẻ mọc răng – Những câu hỏi thường gặp mà phụ huynh không nên bỏ qua

Tác giả: Huỳnh Uyên

Trẻ mọc răng là hiện tượng xuất hiện ở trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Tình trạng này có thể khiến bé trở nên khó chịu, quấy khóc. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể tìm ra phương pháp chăm sóc thích hợp nhất khi bé mọc răng nhé!

1. Khi nào bé bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên?

trẻ mọc răng

Trẻ thường bắt đầu mọc răng sữa khi 6 tháng tuổi

Mọc răng sữa là hiện tượng răng lần đầu tiên đi qua lợi (nướu) của bé. Đây là những chiếc răng bé mọc trong thời kỳ bú mẹ, cũng là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em.

Răng sữa mọc vào trong xoang miệng vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Bé sẽ có đủ bộ răng sữa (gồm 20 răng: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) khi bé được 2-3 tuổi.

2. Trẻ mọc răng sẽ xuất hiện triệu chứng gì?

Làm thế nào để nhận biết trẻ đang mọc răng? Dưới đây là các triệu chứng mọc răng dễ nhận thấy nhất mà cha mẹ cần lưu ý:

2.1. Chảy nước dãi

Quá trình mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở bé 10 tuần tuổi đến 3 hoặc 4 tháng tuổi trở lên. Các bậc phụ huynh hãy thường xuyên lau nhẹ cằm cho bé để ngăn ngừa việc nước dãi có thể làm da của bé nứt nẻ.

2.2. Bé bị nổi phát ban

Khi bé mọc răng, nước dãi nhỏ liên tục có thể làm vùng da quanh miệng, cằm hay thậm chí trên cổ của bé bị nứt nẻ, mẩn đỏ. Để bảo vệ làn da non nớt của bé, cha mẹ có thể sử dụng những loại kem dưỡng như Vaseline, Aquaphor cho bé.

2.3. Bé bị ho

Nước dãi có thể khiến bé bị nôn trớ hoặc ho. Những triệu chứng này có thể khiến phụ huynh lầm tưởng bé bị cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng.

5 thực phẩm 'vàng' tăng sức đề kháng cho trẻ khi chuyển mùa

Để hạn chế nguy cơ trẻ mắc cảm cúm vào thời điểm giao mùa, bố mẹ cần chủ động tăng sức đề kháng cho bé. Trong đó, việc nâng cao đề kháng bằng các thực phẩm dùng hàng ngày được rất nhiều bố mẹ ưa chuộng. Hãy cùng khám phá…

2.4. Bé thường xuyên ngậm hoặc cắn đồ vật

Áp lực từ răng chọc qua nướu sẽ khiến bé rất khó chịu. Do đó, việc nhai hoặc cắn sẽ giúp bé giảm bớt áp lực này. Bé mọc răng sẽ ngậm bất cứ thứ gì chúng tìm thấy, từ những chiếc nhẫn, lục lạc, ngón tay hay khi bú mẹ.

bé mọc răng

Trẻ tự thuyên giảm sự khó chịu khi mọc răng bằng cách nhai, cắn đồ vật

2.5. Khóc

Khi mọc răng, bé có nguy cơ cao bị viêm mô nướu. Và trẻ sẽ thể hiện với bạn bằng cách khóc lớn. Những chiếc răng hàm với kích thước lớn thường làm trẻ cảm thấy đau nhức. Chính vì vậy, để giảm bớt đau đớn cho trẻ, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.

2.6. Bé cáu gắt

Khi những chiếc răng sữa đè lên nướu và nhô lên bề mặt, miệng của bé sẽ bị đau và làm bé cảm thấy khó chịu. Thậm chí một số trẻ sẽ cáu gắt trong vài giờ đồng hồ. Phụ huynh có thể bắt gặp tình trạng trẻ quấy khóc trong nhiều ngày hoặc vài tuần.

2.7. Bé chán ăn

Bé khó chịu, cáu kỉnh có thể sẽ muốn được giảm bớt cơn đau bằng một thứ gì đó – dù là bình sữa hay vú mẹ. Song, việc bú sữa có thể khiến tình trạng đau nướu của bé mọc răng trở nên tồi  tệ hơn. Chính vì lý do này, khi mọc răng, trẻ có thể quấy khóc khi bú và khó chịu vì không được no bụng. Những trẻ ăn thức ăn đặc cũng có thể chán ăn khi đang mọc răng. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài, phụ huynh nên mang bé đến bác sĩ nhi khoa để được điều trị hiệu quả.

2.8. Bé thức đêm

Tình trạng mọc răng không chỉ xuất hiện vào ban ngày. Khi những chiếc răng nhỏ bắt đầu mọc lên, sự khó chịu có thể làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm của bé. Trước khi xoa dịu cho bé, phụ huynh hãy kiểm tra xem bé có thể ngủ trở lại hay không. Nếu trẻ vẫn còn bồn chồn, bạn có thể xoa dịu trẻ bằng cách vỗ về hoặc hát ru. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ bú qua đêm vì có thể khiến cơn đau của trẻ trầm trọng hơn.

Trẻ sơ sinh khó ngủ - Bố mẹ cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả?

Trẻ sơ sinh khó ngủ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nhưng nếu bố mẹ để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, cảm xúc và tinh thần của bé sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bé khó ngủ và…

2.9. Bé thường kéo tai, xoa má

Trẻ sắp mọc răng có thể giật mạnh tai hoặc thường xuyên cọ má, cằm. Vì sao lại có hiện tượng này? Nướu, tai và má có chung đường dẫn truyền thần kinh. Do đó, cơn đau nhức ở nướu có di chuyển sang vùng tai và má, đặc biệt là khi răng hàm đang mọc. Tuy nhiên, trẻ bị nhiễm trùng tai cũng sẽ bị giật tai. Phụ huynh hãy đưa bé kiểm tra với những bác sĩ nhi khoa nếu nghi ngờ trẻ gặp những bệnh khác.

3. Thứ tự mọc răng của bé như thế nào?

Trong giai đoạn trưởng thành, trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên theo thứ tự cụ thể:

  • Răng cửa trung tâm: 6-12 tháng tuổi
  • Răng cửa bên: 9-16 tháng tuổi
  • Răng nanh: 16-23 tháng tuổi
  • Răng hàm đầu tiên: 13-19 tháng tuổi
  • Răng hàm thứ hai: 22-24 tháng tuổi

Từ 6 đến 12 tuổi, chân răng của 20 chiếc răng sữa này sẽ bị thoái hóa và thay thế bằng 32 chiếc răng vĩnh viễn. Các răng hàm thứ ba (răng khôn) sẽ không có dạng răng sữa và thường mọc trong độ tuổi vị thành niên.

quy trình mọc răng sữa

Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ

4. Quá trình trẻ mọc răng kéo dài bao lâu?

Trẻ em thường có cảm giác khó chịu trong vài ngày trước khi mọc răng qua đường viền nướu. Một số trẻ bị đau nhiều hơn trong quá trình di chuyển qua các mô sâu đến đường viền nướu. Mỗi trẻ có một thời gian mọc răng khác nhau, có trẻ mọc sớm nhất là 4-5 tháng, có trẻ mọc răng muộn nhất là sau 10 tháng. Tuy nhiên, nhìn chung, lịch mọc răng của bé sẽ kéo dài từ 6 đến 30 tháng.

5. Khi nào phụ huynh nên đưa bé mọc răng đến bác sĩ nhi khoa

Cả quá trình mọc răng lẫn như hiện tượng như sốt, quấy khóc, tiêu chảy cũng rất phổ biến ở trẻ. Chính vì vậy, cả hai tình trạng này có thể xảy ra cùng một lúc. Các bệnh hay những rối loạn khác (chẳng hạn như nhiễm virus) có có khả năng làm bé bị sốt, nghẹt mũi, ho. quấy khóc. Để đảm bảo trẻ không phải gặp những hiện tượng này vì những bệnh lý khác, hãy đưa trẻ đến thăm khám tại những bác sĩ nhi khoa uy tín.

 

bé mọc răng

Phụ huynh có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác những triệu chứng khi mọc răng

6. Phụ huynh nên làm gì để giúp trẻ “vượt qua” giai đoạn mọc răng

Để giảm bớt sự khó chịu khi trẻ mọc răng, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Tạo điều kiện cho bé nhai

Bé mọc răng rất thích nhai. Liệu pháp này sẽ làm bé giảm đau nhức khi mọc răng. Vì vậy, cha mẹ có thể tìm mua cho trẻ vòng mọc răng bằng cao su dẻo, lục lạc hay những đồ chơi mềm. Không nên sử dụng đá khi trẻ bị đau vì có thể làm trẻ bị tê nướu.

  • Thức uống và đồ ăn lạnh

Một cốc nước lạnh có thể làm giảm đau nhức nướu cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng. Ngoài ra, một số thực phẩm để lạnh như sữa chua, nước sốt táo có thể giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn những đồ ăn ấm, làm dịu nướu răng bị đau.

  • Chà nhẹ lên nướu răng của trẻ

Vệ sinh ngón tay thật sạch, sau đó chà nhẹ lên nướu răng của trẻ. Mặc dù áp lực từ ngón tay có thể khiến trẻ bị giật mình vào lúc đầu, song rất nhanh sau đó trẻ sẽ cảm thấy giảm đau nhanh chóng.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ

Giảm viêm sẽ giúp giảm đau. Do đó, phụ huynh có thể áp dụng nguyên lý này bằng cách cắt giảm thực phẩm trắng như bánh mì, gạo. Thay vào đó, hãy tăng lượng trái cây và rau quả. Đồng thời giúp trẻ nghỉ ngơi thật đầy đủ. Chế độ sống khoa học và lành mạnh sẽ làm thuyên giảm cơn đau khi mọc răng của bé.

Dưới đây là một số hành vi mà phụ huynh cần tránh khi bé mọc răng:

  • Sử dụng thuốc gây tê: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo phụ huynh không nên sử dụng thuốc gây tê khi bé mọc răng. Điều này có thể khiến bé (đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi) bị giảm nồng độ oxy trong máu. Cục cũng lưu ý phụ huynh không nên dùng những loại gel mọc răng dạng thảo dược vì có thể gây ra bệnh tim ở bé.
  • Sử dụng thuốc mọc răng có chứa benzocaine hoặc lidocaine: Những loại thuốc này rất nguy hiểm cho bé, có thể khiến bé tử vong.
  • Dây chuyền, vòng tay hoặc vòng chân khi bé đang mọc răng: Những vật dụng này có nguy cơ gây nghẹt thở, bóp cổ, tổn thương miệng và nhiễm trùng.

Bé mọc răng là một hiện tượng mà tất cả những đứa trẻ đều trải qua. Hy vọng bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu thêm về những dấu hiệu khi trẻ mọc răng và phương pháp hỗ trợ bé thích hợp nhất.

Xem thêm